Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Quân đội Philippines không kích nhầm, 11 binh sĩ thiệt mạng

Quân đội Philippines không kích phiến quân chiếm đóng thành phố miền nam

(Ảnh minh họa: Getty)

(Ảnh minh họa: Getty)

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, sự việc xảy ra khi hai máy bay Marchetti S-211của Không quân nước này thả bom xuống mục tiêu ở trung tâm thành phố Marawi. Máy bay đầu tiên đánh trúng mục tiêu của phiến quân Maute trong khi máy bay thứ hai đánh trượt mục tiêu.

Mục tiêu không kích là nơi mà quân đội Philippines tin rằng Isnilon Hapilon, một trong những thủ lĩnh khét tiếng của Abu Sayyaf, đã được công nhận là lãnh đạo của tất cả các nhóm có liên hệ với IS, đang ẩn náu.

Ông Lorenzana cho biết thêm, quân đội Philippines đã yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc và quân đội có thể sẽ tạm ngừng chiến dịch không kích ở Marawi với lý do hiện lực lượng phiến quân Maute tại đây còn rất mỏng sẽ không cố thủ được lâu.

Theo ông Restituto Padilla, phát ngôn viên quân đội Philippines, trước khi xảy ra tai nạn đáng tiếc này, máy bay từng thực hiện 3 lần không kích thành công.

Vụ việc ngày 31/5 đã nâng số binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở Marawi hơn 1 tuần qua lên 38 người. Các cuộc giao tranh nổ ra từ ngày 23/5 sau khi nhóm Maute, phiến quân thân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tấn công vào Marawi. Đến nay, ít nhất 19 dân thường thiệt mạng và 120 tay súng Maute bị tiêu diệt.

Phiến quân Maute khi tấn công Marawi hôm 23/5 đã chiếm đóng nhiều nhà cửa, trụ sở ở đây.

Phiến quân Maute khi tấn công Marawi hôm 23/5 đã chiếm đóng nhiều nhà cửa, trụ sở ở đây.

Chúng cũng đốt phá nhiều trường học, nhà tù và nhiều cơ sở khác ở Marawi.

Chúng cũng đốt phá nhiều trường học, nhà tù và nhiều cơ sở khác ở Marawi.

Chiến sự ở Marawi khiến hàng chục người dân Marawi phải sơ tán.

Chiến sự ở Marawi khiến hàng chục người dân Marawi phải sơ tán.

Quân đội Philippines đã điều nhiều binh sĩ, xe thiết giáp và trực thăng mang tên lửa tới Marawi.

Quân đội Philippines đã điều nhiều binh sĩ, xe thiết giáp và trực thăng mang tên lửa tới Marawi.

Chiến dịch không kích cũng được khởi động, song có thể phải hoãn lại sau vụ không kích nhầm hôm 31/5.

Chiến dịch không kích cũng được khởi động, song có thể phải hoãn lại sau vụ không kích nhầm hôm 31/5.

Mặc dù quân đội Philippines khẳng định đã kiểm soát được tình hình ở Marawi song chiến sự ở đây vẫn hết sức căng thẳng.

Mặc dù quân đội Philippines khẳng định đã kiểm soát được tình hình ở Marawi song chiến sự ở đây vẫn hết sức căng thẳng.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong tuần này đã quyết định rút lại lời kêu gọi đối thoại với phiến quân.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong tuần này đã quyết định rút lại lời kêu gọi đối thoại với phiến quân.

Sau khi điều động binh sĩ, trực thăng mang tên lửa và các xe thiết giáp tới Marawi, ngày 31/5, quân đội Philippines tiếp tục điều lực lượng lính thủy đánh bộ tới đây để tăng viện.

Sau khi điều động binh sĩ, trực thăng mang tên lửa và các xe thiết giáp tới Marawi, ngày 31/5, quân đội Philippines tiếp tục điều lực lượng lính thủy đánh bộ tới đây để tăng viện.

Minh Phương

Ảnh: Reuters

Tag :quân đội Philippines, không kích nhầm, IS, Marawi

Cuộc sống "vào sinh ra tử" của Đặc nhiệm Mỹ ở vùng chiến sự

Đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ
Đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ

Những giờ trước bình minh, các đặc công Tia chớp của Somalia lần lượt nhảy ra khỏi những chiếc trực thăng quân sự và âm thầm lẩn vào trong bóng tối về phía một khu nhà cũ kỹ, đổ nát bên trong khu đất nông nghiệp trồng toàn chuối.

Theo nguồn tin tình báo, Moalin Osman Abdi Badi, bị tình nghi là thủ lĩnh của tổ chức khủng bố al-Shabab khét tiếng đang ẩn náu trong khu nhà này. Al-Shabab liên quan đến các âm mưu chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Somalia.

Do đó, một đội đặc nhiệm Hải quân SEAL cũng tham gia vào chiến dịch đột kích cùng với đặc công Somalia với hy vọng sẽ gây bất ngờ cho các chiến binh khủng bố.

Tuy nhiên, lính canh đã nghe hoặc nhìn thấy họ và một cuộc giao tranh ác liệt nổ ra trong đêm tối.

Lầu Năm góc cho biết, các chiến binh khủng bố đã giết hại một đặc nhiệm SEAL và làm bị thương 2 người khác trong cuộc đột kích ngày 5.5 gần Barii, phía tây thủ đô Mogadishu. Kyle Milliken, 38 tuổi, Trưởng ban Hoạt động chiến tranh đặc biệt của SEAL đã thiệt mạng.

Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ngày càng đối diện nhiều nguy hiểm, rủi ro khi thực hiện các sứ mệnh trên toàn cầu.

Cái chết của Milliken không chỉ phản ánh việc một quân nhân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong chiến sự ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này kể từ trận chiến năm 1993. Nó còn phản ánh rằng, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang hoạt động ở các vùng chiến sự trên khắp thế giới ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy hơn.

Đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama ngày càng kỳ vọng nhiều hơn và giao phó nhiều trọng trách chiến đấu hơn cho Bộ Tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt của Lầu Năm góc để săn lùng và tiêu diệt các phần tử cực đoan trên toàn cầu.

Sự nguy hiểm của các tổ chức khủng bố khét tiếng đặt ra nhiều nguy cơ cho các đặc nhiệm Mỹ ở những vùng chiến sự.

5 trong số 6 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng trong khi đang làm nhiệm vụ do bị kẻ thù giết hại trong năm nay thuộc các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ bao gồm: Hải quân SEAL; Lực lượng Mũ nồi xanh (Green Berets) hay còn được biết đến là lực lượng tác chiến đặc biệt thuộc Lục quân Mỹ và Trung đoàn biệt động quân 75 thuộc Lục quân Mỹ.

Hơn một nửa trong số 33 quân nhân Mỹ thiệt mạng kể từ năm 2015 cũng thuộc các lực lượng đặc nhiệm. Trong khi, xét về tỷ lệ thì các lực lượng đặc nhiệm Mỹ với quân số là 8.600 người chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 200.000 binh sĩ Mỹ được triển khai ở nước ngoài.

Cuộc sống "vào sinh ra tử" của các đặc nhiệm Mỹ trong các vùng xung đột trên toàn cầu ngày càng khắc nghiệt hơn cũng được chứng minh qua sự kiện xảy ra tuần trước, khi 3 đặc nhiệm SEAL bị thương trong một cuộc đột kích hang ổ của phiến quân ở Marib, phía Tây Yemen.

Cuộc đột kích thu giữ được các điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác của al-Qaeda ở bán đảo Ả-rập sau khi nguồn tin tình báo tiết lộ nhóm khủng bố này đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới nhắm vào các mục tiêu phương tây, bao gồm cả máy bay thương mại.

Cuộc đột kích là điển hình cho nhiệm vụ của đặc nhiệm Mỹ. Họ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) và các cơ quan gián điệp khác, nhằm thu thập các nguồn tin tình báo để tiến hành các chiến dịch truy lùng, bắt giữ hoặc tiêu diệt các thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan, những kẻ chế tạo bom, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Iraq, Taliban ở Afghanistan cũng như các phần tử thánh chiến liên quan đến al-Qaeda ở Somalia và Yemen...

Số lượng các cuộc đột kích mà các đặc nhiệm Mỹ đã tiến hành được giữ bí mật, song một vài vụ vẫn được cho là đã mắc sai lầm khủng khiếp.

Các quan chức Lầu Năm góc vẫn đang điều tra cái chết của 2 đặc nhiệm thuộc Trung đoàn biệt động quân 75 trong một vụ đột kích ở miền đông Afghanistan cuối tháng 4 vừa qua. Các quan chức nói rằng, họ có thể đã bị thiệt mạng vì trúng đạn lạc từ phía đồng đội trong một cuộc chiến kéo dài 3 giờ với IS.

Ngoài ra, Lầu Năm góc cũng đang điều tra vụ đột kích ban đêm ở Yemen vào cuối tháng 1 khiến đặc nhiệm SEAL William "Ryan" Owens thiệt mạng. Vụ đột kích bị nghi là đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.

Các máy bay Mỹ có nhiệm vụ ném bom các phần tử khủng bố bị cáo buộc giết nhầm hàng chục dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Một chiếc máy bay 70 triệu USD cũng bị phá hủy.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ bình luận cuộc đột kích là "một thất bại".

Tướng Raymond Thomas, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt cũng nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào tháng này rằng, lực lượng của ông đang bị kéo giãn, dàn mỏng, với các lần triển khai bị gián đoạn - một tình huống mà ông gọi là "không bền vững". Ngoài ra, Tướng Thomas cũng nhận định rằng, các lực lượng đặc nhiệm đang ngày càng được lệnh dấn sâu hơn vào chiến tuyến trong các nhiệm vụ chiến đấu".

"Chúng tôi không phải là thuốc chữa bách bệnh. Chúng tôi không phải là giải pháp cuối cùng cho mọi vấn đề", ông Thomas nhấn mạnh khi nói về việc triển khai quá mức các lực lượng đặc nhiệm tại những khu vực bị xem là hang ổ của khủng bố trên toàn cầu.

Scott Taylor, một cựu hải quân SEAL cũng cho rằng, việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm trong những năm gần đây là quá mức và đôi khi sai mục đích.

Theo Phương Đăng

Dân Việt

Tag :đặc nhiệm Mỹ, đặc nhiệm SEAL, hải quân Mỹ, vào sinh ra tử, vùng chiến sự, tổ chức khủng bố

Tàu sân bay Mỹ rời bán đảo Triều Tiên

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Yonhap dẫn thông tin từ Hải quân Hàn Quốc cho biết, sau khi rời bán đảo Triều Tiên, tàu USS Carl Vinson cùng với các tàu tác chiến sẽ quay trở về cảng tại San Diego (Mỹ) để bảo dưỡng và luân chuyển thủy thủ đoàn.

Như vậy, hiện tại Mỹ chỉ còn 2 nhóm tàu sân bay hoạt động ở khu vực gần bán đảo Triều Tiên gồm USS Nimitz và USS Ronald Reagan. Hiện chưa rõ hai tàu sân bay này có diễn tập chung với nhau hay không.

USS Carl Vinson được triển khai đến bán đảo Triều Tiên hồi cuối tháng 4 trong bối cảnh Triều Tiên được cho là chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc thử hạt nhân lần 6. Tuy nhiên, tàu này đã rút đi sau khi USS Ronald Reagan hoàn tất quá trình bảo dưỡng định kỳ và trở lại hoạt động.

Minh Phương

Tag :Bán đảo Triều Tiên, tàu sân bay, USS Carl Vinson

Hà Lan đóng cửa nhiều nhà tù vì vắng phạm nhân

(Ảnh minh họa: BBC)
(Ảnh minh họa: BBC)

Tờ Telegraaf dẫn các tài liệu nội bộ cho biết chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đóng cửa 5 nhà tù của nước này vào cuối mùa hè năm nay. Trước đó, vào năm 2013, Hà Lan cũng đã đóng cửa 19 nhà tù do tình trạng thiếu vắng phạm nhân trên cả nước.

Theo Telegraaf, việc đóng cửa các nhà tù có thể sẽ khiến gần 2.000 người mất việc làm. Trong số này, sẽ chỉ có khoảng 700 người được chuyển sang làm những công việc chưa được xác định trong hệ thống hành pháp của Hà Lan.

Xu hướng đóng cửa nhà tù bắt đầu diễn ra ở Hà Lan từ năm 2004 sau khi quốc gia châu Âu này chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về số lượng tội phạm. Thực trạng này dẫn đến việc số lượng nhà tù trống ngày càng tăng và vào tháng 9/2016, Hà Lan buộc phải “nhập khẩu” 240 tù nhân từ Na Uy để lấp đầy các nhà tù bị bỏ không.

Có nhiều lý do để giải thích cho việc số lượng phạm nhân tại Hà Lan luôn ở mức thấp, trong đó có sự nới lỏng về luật lệ cũng như chính sách tập trung vào việc cải tạo người phạm tội hơn là trừng phạt. Ngoài ra, sau khi ra tù, phạm nhân cũng được gắn hệ thống giám sát điện tử vào mắt cá chân để giúp cơ quan an ninh có thể dễ dàng giám sát trong khi vẫn tạo điều kiện để họ tham gia lực lượng lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố năm 2008 cho thấy hệ thống giám sát điện tử giúp giảm tỷ lệ tái phạm của người phạm tội xuống còn một nửa so với các biện pháp giám sát truyền thống. Bằng cách này, thay vì phải lãng phí thời gian và sức lực trong nhà tù, vốn tiêu tốn một lượng tiền không nhỏ của chính phủ, những người phạm tội giờ đây được trao cơ hội để làm việc và đóng góp công sức cho xã hội.

Những biện pháp này đã phát huy hiệu quả và đưa Hà Lan trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở châu Âu. Dân số Hà Lan khoảng 17 triệu người, còn số lượng tội phạm theo thống kê chỉ có 11.600 người, tương đương với 69 tù nhân/100.000 người dân. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 716 tù nhân/100.000 người dân và là mức cao nhất thế giới.

Thành Đạt

Theo Independent

Tag :Hà Lan, phạm nhân, nhà tù, đóng cửa nhà tù, tỷ lệ tội phạm

Quân đội Syria dùng bệ phóng tên lửa tân tiến của Nga tấn công IS

Theo nguồn tin, quân đội Syria sở hữu tổng cộng 36 bệ phóng tên lửa hạng nặng mang tên BM-27 Uragan (Tornado) của Nga, để dùng cho cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố như: tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Al-Nusra Front, đang hoành hành ở quốc gia Trung Đông này.

BM-27 Uragan (Tornado) được đánh giá là bệ phóng tên lửa hiện đại thứ hai thế giới, chỉ đứng sau một bệ phóng tên lửa khác của Nga là BM-30 Smerch.

Nhiệm vụ chính của các bệ phóng tên lửa Uragan là phá huỷ căn cứ của kẻ thù, bao gồm xe bọc thép và lực lượng mặt đất trong phạm vi 35km.

Ngoài ra, quân đội Syria cũng đã sử dụng xe tăng T-72 của Nga trong các trận chiến tiêu diệt các tay súng thánh chiến ở Đông Ghouta. Hoạt động này được mô tả giống như các trận đánh của quân đội Nga chống lại những người chiếm đóng Germen ở Stalingrad trong Thế chiến II. Đây cũng được xem là một trong những cuộc chiến lâu dài và quan trọng nhất trong Thế chiến II.

Trong khi đó, những hình ảnh được đăng tải trên các các mạng xã hội cho thấy, nhiều chỉ huy Nga đang tham gia vào các hoạt động chống khủng bố cùng với quân đội Syria.

Một số báo cáo cho biết, các chỉ huy Nga trước đây từng hoạt động ở Trung Á và Caucasus đã thành lập một tiểu đoàn chống khủng bố ở Syria, được gọi là Touran.

Theo Hoàng Nguyễn/Farsnews

An ninh thủ đô

Tag :quân đội Syria, bệ phóng tên lửa, Tornado, BM-27 Uragan, xe tăng T-72, xe bọc thép

Tên lửa siêu thanh mới của Nga có thể đánh bại mọi hệ thống phòng không

Đồ họa mô phỏng tên lửa siêu thanh Zircon của Nga (Đồ họa: EPA)

Đồ họa mô phỏng tên lửa siêu thanh Zircon của Nga (Đồ họa: EPA)

Một bài báo gần đây tiết lộ rằng tên lửa hành trình siêu thanh Zircon của Nga đã trải qua lần thử nghiệm thành công thứ 5. Vận tốc tối đa mà tên lửa đạt được là khoảng 6.115-7.400 km/h, nhanh hơn với tốc độ đạn bay của một khẩu súng bắn tỉa.

Với vận tốc kể trên, chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có thể nhanh được hơn Zircon, bao gồm cả những hệ thống dự kiến sẽ xuất hiện trong 2 thập niên tới. Sức mạnh nằm sau Zircon là công nghệ Scramjet giúp trộn nhiên liệu và không khí rồi đốt cháy với tốc độ siêu thanh.

Đây được coi là một đột phá trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí siêu thanh bởi công nghệ mà Nga sử dụng lần này đã khiến Zircon trở nên “bất bại” trước mọi hệ thống phòng không.

Các chuyên gia cho biết với việc sở hữu loại tên lửa ưu việt như Zircon, Nga sẽ gây nên nỗi ám ảnh với lực lượng hải quân và các tàu sân bay của đối phương. Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại chỉ có thể ngăn chặn tên lửa bay vận tốc tối đa 3.700km/h.

Bất cứ tàu sân bay hiện tại nào cũng sẽ trở nên “vô dụng” khi ngăn cản tên lửa hành trình Zircon. Phạm vi tấn công của tên lửa Zircon lên tới 800km, điều này có nghĩa là nếu tên lửa Zircon xuất hiện, tàu sân bay sẽ phải neo bên ngoài mục tiêu trong phạm vi 800km. Khoảng cách này khiến cho các tàu sân bay trở nên vô ích trong việc dừng đỗ, tiếp nhiên liệu cho trực thăng và máy bay chiến đấu, như nhiệm vụ vốn có của nó.

Theo các phương tiện truyền thông của Nga, tên lửa Zircon có thể sẽ được trang bị cho tàu tuần dương hạt nhân Pyotr Velikiy của Nga sớm nhất là vào năm 2018.

Đức Hoàng

Theo Dailymail

Tag :tên lửa siêu thanh, tên lửa Zircon, tên lửa Nga

Nga không kích tiêu diệt 80 tay súng IS ở Syria

Máy bay chiến đấu Nga tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria (Ảnh: Financial Times)
Máy bay chiến đấu Nga tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria (Ảnh: Financial Times)

RT dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào đêm 29/5, các đơn vị trinh sát của Nga đã phát hiện 3 đoàn xe chở người và vật dụng của các phiến quân IS đang tìm cách tháo chạy khỏi thành phố Raqqa của Syria để di chuyển tới khu vực Palmyra. Ngay lập tức, Không quân Nga đã tiến hành các cuộc không kích để tiêu diệt các đoàn xe này.

Tổng cộng, Không quân Nga đã tiêu diệt 80 tay súng, 36 xe ô tô, 8 xe chở nhiên liệu và 17 xe bán tải chở súng cối và súng máy cỡ nòng lớn của IS.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây không phải lần đầu tiên các phiến quân IS cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây tại Raqqa. Vào ngày 25/5, một đoàn xe của IS gồm 39 phương tiện và 120 phiến quân cũng đã bị phát hiện khi đang bỏ chạy khỏi Raqqa. Máy bay chiến đấu Nga sau đó đã được huy động và tiêu diệt toàn bộ số phiến quân cũng như xe quân sự trên.

Mới đây, Hải quân Nga ngày 31/5 đã phóng 4 tên lửa hành trình Kalibr từ phía đông Địa Trung Hải nhằm vào các xe tác chiến và phiến quân của IS ở ngoại ô Palmyra. Đợt tấn công được tiến hành khi các phiến quân IS tìm cách rút từ thành trì Raqqa tới Palmyra.

Thành Đạt

Theo RT

Tag :không kích, Nga, Syria, khủng bố, cuộc chiến Syria

"Giải mã" đội ngũ ghi chép vây quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un

Các quan chức quân đội vây quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un với cuốn sổ ghi chép trên tay. (Ảnh: Reuters)

Các quan chức quân đội vây quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un với cuốn sổ ghi chép trên tay. (Ảnh: Reuters)

Giống như nhiều nguyên thủ khác trên thế giới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thường được chụp ảnh, ghi hình mỗi khi ông phát biểu, thăm quan trường học, nông trại hay tham dự các sự kiện.

Khi đó, ông thường được vây quanh bởi các quan chức, thường là quan chức quân đội hoặc quan chức chính phủ. Một hình ảnh gây chú ý đó là, các quan chức này thường cầm theo một cuốn sổ nhỏ và bút mở sẵn để ghi chép những phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un bất cứ lúc nào.

Các quan chức ghi chép này thường là quan chức quân đội hoặc quan chức chính phủ. (Ảnh: Reuters)

Các quan chức ghi chép này thường là quan chức quân đội hoặc quan chức chính phủ. (Ảnh: Reuters)

BBC dẫn lời ông James Grayson, một chuyên gia Hàn Quốc tại Đại học Sheffield, cho biết, đây là truyền thống có từ thời cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung, ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Quan chức luôn sẵn sàng ghi lại lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. (Ảnh: Reuters)

Quan chức luôn sẵn sàng ghi lại lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. (Ảnh: Reuters)

“Đó là một phần hình ảnh nhà lãnh đạo tối cao đưa ra những chỉ dẫn. Những hình ảnh này sẽ được trình chiếu trên đài truyền hình và các phương tiện truyền thông quốc gia của Triều Tiên, cho thấy cấp dưới luôn chăm chú lắng nghe từng lời nhà lãnh đạo nói”, ông Grayson cho biết.

Steve Tsang, giám đốc viện SOAS Trung Quốc, nhận định: “Họ muốn khi chép đúng, nếu không sẽ để lại hậu quả”.

(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)

Minh Phương

Theo BI

Tag :Triều Tiên, Kim Jong-un, ghi chép

Những hình ảnh ấn tượng trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 31/5, Thủ tướng cũng đã tiếp lãnh đạo các đoàn kinh tế lớn của Mỹ, gồm các công ty: ASG, McKinsey, Boeing, General Electrics, Murphy Oil, Hilton… Trong ảnh: Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn Boeing (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Tổng thống Duterte: Cuộc bạo loạn tại Philippines hoàn toàn do IS khởi xướng

Phiến quân cướp vũ khí, lôi kéo tù nhân đối đầu quân đội Philippines

Tổng thống Duterte tới chia buồn với gia đình một binh lính tử nạn trong cuộc giao tranh với phiến quân ở Marawi hôm 26/5 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Duterte tới chia buồn với gia đình một binh lính tử nạn trong cuộc giao tranh với phiến quân ở Marawi hôm 26/5 (Ảnh: Reuters)

Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines cho biết cuộc bạo loạn tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền nam Philippines thực chất là do IS khởi xướng, chứ không phải là kế hoạch của nhóm phiến quân Maute. Ông Duterte từ lâu đã đưa ra cảnh báo về việc IS sẽ sớm xâm nhập vào Philippines và cuộc bạo loạn tại Marawi đã chứng minh cho nhận định trước đó của ông.

Theo Tổng thống Duterte, các phiến quân Hồi giáo cực đoan bị đánh bật khỏi chiến trường Iraq và Syria đang nỗ lực tìm kiếm một căn cứ mới. Theo đó, cuộc vây hãm thành phố Marawi tại Philippines đã được IS lên kế hoạch từ lâu.

Maute là nhóm phiến quân tại Philippines và từng thề trung thành với IS. Trong hơn một tuần qua, nhóm phiến quân này đã đối đầu với quân đội chính phủ Philippines, chiếm đóng và phóng hỏa nhiều tòa nhà cũng như bắt cóc dân thường tại Marawi. Hiện hỗ trợ nhóm phiến quân này còn có nhóm khủng bố Abu Sayyaf và các tay súng nước ngoài tràn vào Philippines.

Ông Duterte cho biết các phần tử cực đoan ở miền nam Philippines đang lấy tiền từ việc buôn bán ma túy trái phép để duy trì hoạt động và các phiến quân Maute cũng tham gia vào các đường dây ma túy này. Cuộc chiến chống ma túy cũng là một phần trọng tâm trong các chính sách đảm bảo an ninh của Tổng thống Duterte từ sau khi ông lên nắm quyền hồi tháng 6 năm ngoái.

Cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ Philippines và các phiến quân Hồi giáo cực đoan bắt đầu nổ ra từ chiều ngày 23/5 và vẫn đang diễn ra quyết liệt. Quân đội chính phủ thông báo đã kiểm soát 90% thành phố Marawi, nơi có phần lớn người dân theo đạo Hồi, nhưng đang dốc toàn lực để đánh bại các phiến quân và chiếm quyền kiểm soát những khu vực còn lại.

Tính đến nay đã có ít nhất 164 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, trong đó có 120 tay súng phiến quân, 25 binh lính quân đội Philippines và 19 dân thường. Gần 1.000 dân thường đã đi sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm trong khi toàn bộ đảo Mindanao vẫn đang trong tình trạng thiết quân luật theo lệnh của Tổng thống Duterte.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :khủng bố, phiến quân, Marawi, Philippines, tổng thống Philippines, bạo loạn Philippines

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Việt Nam mời Tổng thống Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 10/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tổ chức cuộc tiếp tân đối ngoại nhân dịp năm mới với hơn 70 cố vấn, trợ lý của các Văn phòng, các Uỷ ban chủ chốt của hai viện Quốc hội Mỹ khoá mới (khoá 115 từ tháng 1/2017) liên quan đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ với châu Á và Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Binh (Ngoài cùng bên trái) tiếp cố vấn, trợ lý của các Văn phòng, các Uỷ ban chủ chốt của hai viện Quốc hội Mỹ khoá mới (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Binh (Ngoài cùng bên trái) tiếp cố vấn, trợ lý của các Văn phòng, các Uỷ ban chủ chốt của hai viện Quốc hội Mỹ khoá mới (Ảnh: Bộ Ngoại giao)

Tại cuộc gặp, Đại sứ Phạm Quang Vinh bày tỏ cảm ơn và đánh giá vai trò của các trợ lý, là cầu nối và đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua. Hoan nghênh sự có mặt đông đảo của các cố vấn, trợ lý tại cuộc gặp mặt, Đại sứ nhấn mạnh sự quan tâm và đồng thuận cao của hai đảng trong việc ủng hộ tăng cường quan hệ giữa Mỹ với châu Á, cũng như đối với quan hệ song phương. Đại sứ chúc các cố vấn, trợ lý sẽ tiếp tục thành công trong Quốc hội khoá 115 của Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Chính quyền và Quốc hội mới của Mỹ, sẽ tiếp tục hợp tác, phấn đấu phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Mỹ theo hướng thực chất, hiệu quả, ổn định, lâu dài, thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước.

Đại sứ cho biết, qua trao đổi, được biết sắp tới sẽ có nhiều nghị sỹ đi thăm khu vực và Việt Nam, tin tưởng các chuyến thăm này sẽ góp phần tiếp tục phát triển quan hệ trên tất cả các mặt, cả về song phương và đa phương vì lợi ích chung của hai nước, vì hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đại sứ quán cũng sẽ phối hợp, tổ chức các đoàn của các Văn phòng Quốc hội Mỹ thăm Việt Nam trong năm nay.

Đại sứ cũng thông báo về việc Việt Nam chủ trì đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, mong muốn chính quyền, quốc hội và các doanh nghiệp Mỹ tích cực tham gia, đóng góp cho thành công của các hội nghị APEC trong năm 2017. Lãnh đạo Việt Nam đã mời và trông đợi Tổng thống Donald Trump sẽ dự Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11/2017 và thăm Việt Nam trong dịp này.

Tại cuộc gặp, các cố vấn, trợ lý đều vui mừng trước sự phát triển của quan hệ giữa hai nước, đánh giá cao công cuộc đổi mới và vai trò của Việt Nam trong khu vực, khẳng định tiếp tục hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trên các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh-quốc phòng, giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân cho đến các vấn đề khu vực và quốc tế.

Nam Hằng

Tag :Quan hệ Việt-Mỹ, Tổng thống Donald Trump, dự Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Trấn an

Sau khi dự buổi ăn sáng làm việc do Phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ chủ trì và cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng, rồi dự chiêu đãi chính thức, Thủ tướng Nhật cùng Tổng thống Mỹ bay trên chiếc chuyên cơ Không lực Một đến biệt thự nghỉ dưỡng Mar-a Lago của ông Trump ở Florida. Ông Abe có cuộc giao lưu (chơi) golf với Tổng thống Trump ở đây.

Tổng thống Trump (phải) và Thủ tướng Abe. Ảnh: Getty Images.
Tổng thống Trump (phải) và Thủ tướng Abe. Ảnh: Getty Images.

Việc Thủ tướng Nhật Bản đi chung chuyên cơ hay giao lưu golf với Tổng thống Mỹ là cực kỳ hiếm, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Năm 2006, Thủ tướng Nhật khi đó là Junichiro Koizumi đã đi cùng chuyên cơ với Tổng thống Bush.

Còn nhiều thập kỷ trước đây, năm 1957, Thủ tướng Nhật Kishi Nobusuke (ông ngoại của Thủ tướng Abe) khi thăm Mỹ cũng từng chơi golf với Tổng thống Mỹ khi đó là D.Eisenhower...

Không khó gì để nhận thấy những biệt lệ mà Nhà Trắng dành cho Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến thăm này mang một sắc thái đặc biệt: Trấn an. Chính xác hơn là phía Mỹ muốn trấn an đồng minh thân thiết của mình trước những lo ngại rằng, chính sách của Mỹ có thể sẽ có những thay đổi đối với khu vực châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái.

Có thể hiểu được nỗi lo lắng này nếu như căn cứ vào những tuyên bố trước đây từ phía đối tác của Thủ tướng Abe. Mà không chỉ có những tuyên bố suông. Việc Mỹ nhanh chóng rút khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước mà Nhật Bản đặt nhiều kỳ vọng, cho thấy những lo lắng đó là có cơ sở.

Thế nên, Thủ tướng Abe đã nhanh chóng có những động thái tiếp xúc nhằm "làm rõ" hơn chính sách của đồng minh chí cốt nằm ở Tây bán cầu. Ông là nhà lãnh đạo nước ngoài duy nhất gặp ông Trump trước khi nhà tỷ phú này nhậm chức và là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai, sau Thủ tướng Anh Theresa May thăm Mỹ sau khi ông Trump lên nắm quyền.

Có thể nói, Nhà Trắng đã thể hiện những biệt lệ hiếm có đối với Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến thăm này. Người ta tính ra ông Abe và ông Trump có tới 5 cuộc ăn chung trong thời gian ông Abe ở Mỹ.

Những cử chỉ đón tiếp nồng hậu dành cho Thủ tướng Nhật Bản mang tính trấn an từ phía Mỹ cho thấy, ông chủ Nhà Trắng nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm này.

Rời nước Mỹ, hẳn là ông Abe có thể an tâm phần nào, không chỉ vì những cử chỉ lễ tân đặc biệt dành cho ông, mà còn vì khẳng định chắc chắn từ phía Mỹ về một quan hệ đồng minh chặt chẽ và bền vững.

Theo Yên Ba

Quân đội nhân dân

Tag :Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chuyến thăm Mỹ, tổng thống donald trump, quan hệ đồng minh, Nhật-Mỹ, chơi golf

Chân dung nhậm chức của Tổng thống Trump bị mắc lỗi

Bức chân dung bị lỗi của Tổng thống Trump do Thư viện Quốc hội Mỹ công bố (Ảnh: The Hill)
Bức chân dung bị lỗi của Tổng thống Trump do Thư viện Quốc hội Mỹ công bố (Ảnh: The Hill)

Theo The Hill, bản in bức chân dung nhậm chức chính thức của Tổng thống Donald Trump đã được đưa lên website của Thư viện Quốc hội và được mở bán công khai cho bất kỳ ai có nhu cầu hôm 12/2.

Tuy nhiên, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã nhanh chóng phát hiện ra một lỗi sai chính tả trong câu trích dẫn đăng trên bức chân dung. Theo đó, từ “quá” (tiếng Anh: too) trong câu trích dẫn này đã bị viết thiếu chữ cái “o” thành “to”.

“Không có giấc mơ nào là quá lớn, không có thách thức nào là quá vĩ đại. Không có gì mà chúng ta muốn đạt được cho tương lai mà vượt ra khỏi tầm với của chúng ta”, The Hill dẫn lại câu nói xuất hiện trên chân dung của Tổng thống Trump.

Thư viện Quốc hội Mỹ đã mô tả chân dung của Tổng thống Trump là bức ảnh chụp lại khoảnh khắc đẹp nhất của nhà lãnh đạo Mỹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông hồi năm ngoái.

Trước đó, Tổng thống Trump từng bị phát hiện viết sai chính tả trong thông điệp gửi người dân trên mạng xã hội Twitter sau lễ nhậm chức hôm 20/1. Theo đó, Tổng thống Trump định viết: “Tôi vinh dự khi được phục vụ các bạn, những người dân Mỹ tuyệt vời, trên cương vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ”. Tuy nhiên, ông đã viết sai chính tả từ “vinh dự” (tiếng Anh: honour/honor thành honer). Dòng trạng thái này sau đó đã bị xóa đi và viết lại chính xác.

Dòng trạng thái bị mắc lỗi chính tả trên trang Twitter của Tổng thống Trump hồi tháng 1 (Ảnh: Twitter)
Dòng trạng thái bị mắc lỗi chính tả trên trang Twitter của Tổng thống Trump hồi tháng 1 (Ảnh: Twitter)

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Tổng thống Donald Trump, chân dung Tổng thống Trump, lỗi chính tả Tổng thống Trump

Trung Quốc chưa thể trang bị hệ thống phóng hiện đại cho tàu sân bay

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Một nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc tiết lộ với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) rằng nhiều khả năng quân đội nước này sẽ không sử dụng công nghệ cất cánh điện từ hiện đại trên tàu sân bay thứ 2 do nước này tự đóng. Theo nguồn tin, tàu số hiệu Type 002 - tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc sau tàu Liêu Ninh và tàu số hiệu Type 001A, sẽ được trang bị ít nhất 3 hệ thống phóng dùng động cơ hơi nước.

Nguồn tin trên cho biết: “Vẫn có những vấn đề kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay nên mẫu Type 002 sẽ sử dụng hệ thống phóng dùng động cơ hơi nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với hệ thống sử dụng trên mẫu Liêu Ninh và Type 001A, hệ thống phóng điện từ dùng trên Type 002 vẫn cho những kết quả có tính đột phá. Theo đánh giá, sẽ mất thêm vài năm để các mẫu tàu sân bay mới có thể sử dụng hệ thống phóng mới và mất thêm hai hoặc ba năm để huấn luyện các phi công làm quen với công nghệ này”.

Trước đó, Giáo sư Jin Yinan - cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng cho biết quá trình lắp đặt mẫu Type 002 đã được bắt đầu tại xưởng đóng tàu Jiangnan Changxingdao ở Thượng Hải từ tháng 3/2015.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Liang Guoliang cho biết Trung Quốc có kế hoạch sản xuất 2 chiếc tàu sân bay thuộc dự án Type 002, với lượng giãn nước khoảng 85.000 tấn. Đây sẽ là những tàu sân bay lớn nhất mà Trung Quốc sở hữu khi trước đó, tàu Liêu Ninh có lượng giãn nước 55.000 tấn và tàu Type 001A có lượng giãn nước 70.000 tấn.

Theo chuyên gia Liang, tàu sân bay đầu tiên thuộc dự án Type 002 sẽ được hạ thủy vào năm 2021. Trước đó, có những đồn đoán tàu thuộc dự án này sẽ là các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và trang bị hệ thống cất cánh điện từ hiện đại.

Tuy nhiên, chuyên gia Li Jie cho rằng, Trung Quốc khó có thể phát triển tàu sân bay thế hệ mới hoàn toàn trong vài năm nữa. Chuyên gia Li nói: “Các hệ thống khác nhau cho tàu sân bay mới cần công nghệ, kỹ thuật và phi công mới. Ví dụ, mẫu Type 001A dự kiến sẽ được hạ thủy vào cuối năm nay song sẽ mất thêm thời gian để xây dựng những yếu tố liên quan giúp tàu này trở thành một nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến đầy đủ”.

Còn theo ông Andrei Chang - nhà sáng lập tạp chí quốc phòng Quân sự Hán Hòa, mẫu Type 001A là “phiên bản sao chép” của tàu Varyag - vốn là tàu sân bay lớp Kuznetsov được Hải quân Liên Xô hạ thủy vào những năm 1970 và sau đó bán cho Trung Quốc trước khi được nước này đổi tên thành Liêu Ninh.

Về quan điểm trên, chuyên gia Li cho rằng vẻ ngoài của tàu Type 001A có điểm tương đồng với mẫu Liêu Ninh song thiết kế, thiết bị nội thất và khả năng hoạt động của tàu sắp được đóng xong có nhiều điểm hiện đại hơn Liêu Ninh. Chuyên gia này cũng cho rằng mẫu Type 001A sẽ được lược bỏ bớt những vũ khí để lấy thêm không gian cho các chiến đấu cơ J-15. Theo ước tính, tàu Type 001A có thể mang thêm từ 6 tới 8 mẫu J-15.

Ngoài ra, hệ thống radar hiện đại cùng 4 cột ăng-ten lớn sẽ được lắp đặt trên đài kiểm soát của tàu Type 001A. Bên cạnh đó, 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 cùng với 24 ống phóng sẽ được trang bị trên tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong cho rằng năng lực sản xuất giới hạn của Trung Quốc cho các mẫu J-15 bố trí trên tàu sân bay có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động đầy đủ của mẫu Type 001A. Ông nói: “Tàu Liêu Ninh được thiết kế có thể mang theo một phi đội, cụ thể là 24 chiến đấu cơ. Tuy nhiên, tàu này tới nay mới chỉ mang được 20 chiến đấu cơ J-15 do Tập đoàn Aeroengine vẫn chưa phát triển được động cơ thay thế tương xứng cho động cơ AL-31 do Nga sản xuất. Vì vậy, có thể mẫu Type 001A sẽ gặp khó khăn tương tự như Liêu Ninh”.

Ngọc Anh

Theo SCMP

Tag :tàu sân bay, Trung Quốc, Liêu Ninh, hệ thống phóng

Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm al-Bab, Syria thành "Tái ông thất mã"

Thổ Nhĩ Kỳ và FSA khép vòng vây phía bắc và phía Tây al-Bab

Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch Lá chắn Euphrates (Euphrates Shield) ngày 12/2 thông báo, họ đã chiếm được các trang trại Al-Shehabi nằm ở sườn phía bắc của al-Bab sau một trận chiến khốc liệt với lực lượng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Với kết quả thuận lợi này, kết quả của tiến bộ này, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập được họ hậu thuẫn là Quân đội Syria Tự do (FSA) đã kiểm soát lối vào phía bắc của al-Bab, thị trấn đã hoàn toàn bị bao vây hoàn toàn bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria.

Hãng tin al-Masdar News cũng cho biết rằng, Quân đội Syria Tự do (FSA) được sự hỗ trợ của xe tăng và xe chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực tiến đánh vào phía tây của thị trấn al-Bab và giao tranh ác liệt với các chiến binh Nhà nước Hồi giáo.

Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm chiến binh FSA cũng đã kiểm soát dãy núi Aqeel và các bộ phận của những khu dân cư phía tây của al-Bab. Một mũi đột kích của họ đã tiến đến vòng xoay Tadif, nhằm ngăn cản lực lượng của Quân đội Syria tiến quá đường ranh giới ở đây.

Hiện nay, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm vũ trang đối lập FSA cũng mới chỉ kiểm soát khoảng 1/5 của thị trấn al-Bab. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nếu muốn hoàn toàn kiểm soát cả thị trấn nhưng đây là điều họ hoàn toàn có thể làm được bởi IS đã bị vây chặt.

Nếu các lực lượng Euphrates Shield đánh chiếm được al-Bab, họ sẽ nắm được một cứ điểm rất quan trọng, nằm giữa tỉnh Aleppo, là bàn đạp quan trọng để tấn công một trong hai cứ điểm quan trọng là Manbij (của người Kurd) hoặc căn cứ không quân Kuweires (của Syria).

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được trao quyền giải phóng al-Bab
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được trao quyền giải phóng al-Bab

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 12/2 đã nói với các nhà báo rằng, lực lượng của ông sẽ không ngừng các hoạt động quân sự của mình ở miền Bắc Syria, cho đến khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị xóa sổ khỏi Syria.

Ông Erdogan nhấn mạnh rằng, mục tiêu của chiến dịch lá chắn Euphrates không chỉ đơn thuần là ở tỉnh Aleppo mà họ sẽ tiếp tục tiến đánh IS cho đến khi tái chiếm lại thủ phủ không chính thức của chúng là Raqqa, nhằm mục đích “làm sạch” một khu vực rộng 5.000km vuông.

Tuy nhiên, các hoạt động quân sự của Ankara là một vấn đề đau đầu đối với cả chính phủ Syria và người Kurd, khi họ và cả Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng đang chiến đấu với lực lượng Nhà nước Hồi giáo, nhưng cũng phản đối sự xâm nhập của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria.

Trong khi các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã không tấn công quân đội Ả Rập Syria, mà họ nhiều lần nhắm vào các Đơn vị bảo vệ nhân dân chủ yếu của người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria, gây ra những biến động không cần thiết trong tỉnh Aleppo.

Syria chấp nhận nhường biên giới phía Bắc cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Quân đội Syria, được dẫn dắt bởi lực lượng đặc nhiệm Tigers, tiếp tục cuộc tấn công quy mô lớn của họ ở vùng nông thôn phía đông Aleppo ngày 12/2, giải phóng hai làng tại vành đai phía đông bắc của sân bay chiến lược Kuweires.

Quân đội Syria đã tiến vào Al-Mansourah và Khirbat Al-Jahaash ở phía đông Aleppo, giải phóng hai làng này, sau khi đánh lui lực lượng phòng thủ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vào chiều 12/2, phá vỡ vành đai bao vây của IS ở sân bay Kuweires.

Trong khi đó, quân đội Syria cũng đang được triển khai gần thị trấn Tadif phía nam của al-Bab với tốc độ tiến quân không hề kém so với Thổ Nhĩ Kỳ và FSA. Tadif là một trong những thành trì kiên cố nhất của nhóm khủng bố IS do vị trí chiến lược của nó tại cửa phía nam của al-Bab.

Hôm 11/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, quân đội chính phủ đã phá vỡ thế trận phòng thủ của IS ở thị trấn Tadif, phía nam al-Bab, tiêu diệt hơn 650 tay súng IS, phá hủy hai xe tăng, bốn xe bọc thép, 18 xe địa hình được trang bị vũ khí hạng nặng, bảy súng cối và sáu xe chiến đấu bán tải của chúng.

Đồng thời, quân đội Syria đã tiến đánh các vị trí đóng chốt của khủng bố IS trên đường cao tốc nối al-Bab và thủ phủ tự xưng của ISIS là Raqqah và đã hoàn toàn cắt đứt con đường này.

"Vào ngày 11, trong hoạt động tấn công ở phía bắc của tỉnh Aleppo, lực lượng vũ trang Syria, được sự hỗ trợ của các máy bay thuộc lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, đã đánh bại khủng bố IS trên địa bàn dân cư Tadef [Tadif], áp sát thị trấn al-Bab" - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Đường ranh giới đỏ do tờ báo Hurriyet Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra
Đường ranh giới đỏ do tờ báo Hurriyet Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra

Tuyên bố của Bộ quốc phòng Nga nói rõ, sau khi giải phóng Tadif, Quân đội Syria sẽ không tiến vào thị trấn này vì đã áp sát “đường ranh giới đỏ”. Theo đó, Quân đội Syria đã đồng ý với Thổ Nhĩ Kỳ một đường phân định ranh giới với lực lượng phiến quân đối lập FSA ở rìa phía nam của al-Bab.

Sau khi đánh chiếm Tadif, quân đội Syria có thể sẽ chuyển hướng sang phía đông, tấn công thành phố Deir Hafer, một trong những thành trì cuối cùng của tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Aleppo.

Với việc dừng lại ở đây, Quân đội Syria đã phải chính thức “nhường” lại al-Bab cho Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó, Ankara sẽ giao lại cho FSA quản lý để tiếp tục tiến đánh IS ở Raqqa, đồng thời ngăn chặn lực lượng vũ trang người Kurd mở rộng vùng kiểm soát ở phía Bắc Aleppo.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ và FSA sẽ kiểm soát gần như toàn bộ biên giới phía Bắc của Syria, thuộc 2 tỉnh Aleppo và Raqqa.

Do đó, việc IS bị đánh bật khỏi al-Bab không biết là niềm vui hay nỗi buồn với chính quyền Damascus bởi đó thực chất chỉ là sự chuyển quyền kiểm soát thị trấn này từ tay khủng bố sang đối lập ôn hòa - điều vốn không nằm trong tầm khống chế của Quân đội Syria.

Việc al-Bab được giải phóng đối với người Syria không khác gì câu chuyện “Tái ông thất mã!”

Theo Thiên Nam

Đất Việt

Tag :al-Bab, Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Syria, FSA, Lá chắn Euphrates, Raqqa

Cuộc gặp “lịch sử” giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Canada

Tổng thống Donald Trump (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Donald Trump (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Justin Trudeau sẽ tới Nhà Trắng trong ngày hôm nay 13/2, đúng vào thời điểm mà nhiều người dân Canada lo sợ rằng Tổng thống Donald Trump sẽ ban hành các biện pháp bảo hộ có thể làm tổn thương nền kinh tế của họ, cùng với đó là những quan ngại về khả năng xảy ra cuộc tranh cãi nảy lửa giữa ông chủ Nhà Trắng với nhà lãnh đạo Canada như hai vụ căng thẳng trước đó với Tổng thống Mexico và Thủ tướng Australia.

Thủ tướng Trudeau, 45 tuổi, và Tổng thống Trump, 70 tuổi, có quan điểm khác nhau rõ rệt về tình hình thế giới. Trong khi ông Trudeau là nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa tự do, tôn vinh nền thương mại toàn cầu và chào đón 40.000 người tị nạn Syria vào Canada thì ông Trump lại là một chính trị gia theo trường phái bảo hộ, sẵn sàng thực thi chính sách “đóng cửa” biên giới đối với người tị nạn và người nhập cư. Mặc dù vậy, Thủ tướng Canada vẫn mong muốn hướng đến những lợi ích kinh tế chung trong cuộc gặp đầu tiên với tân tổng thống Mỹ.

“Chúng tôi sẽ nói về tất cả những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, như vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế, các cơ hội cho tầng lớp trung lưu, dựa trên thực tế rằng hàng triệu công ăn việc làm tốt ở biên giới của cả hai nước phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ một cách suôn sẻ qua khu vực này”, AP dẫn lời ông Trudeau nói.

Tuy nhiên, “chúng tôi sẽ đề cập đến những điều mà tôi chắc chắn là chúng tôi chưa nhất trí và chúng tôi sẽ giải quyết một cách thận trọng. Canada sẽ luôn đi theo những giá trị mà đã đưa chúng tôi trở thành một đất nước đặc biệt - một nơi của sự cởi mở”, Thủ tướng Trudeau nói thêm.

Trước đó, sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh di trú gây tranh cãi cấm công dân của 7 quốc gia đông dân Hồi giáo vào Mỹ hồi cuối tháng 1, Thủ tướng Trudeau viết trên mạng xã hội Twitter rằng Canada chào đón tất cả những ai đang chạy trốn khỏi sự đàn áp, khủng bố và chiến tranh vì theo ông, “sự đa dạng là sức mạnh của Canada”. Phát ngôn viên của Thủ tướng Trudeau cho biết nhà lãnh đạo Canada mong được thảo luận về chính sách nhập cư và tị nạn của nước này với Tổng thống Trump.

Mối quan hệ song phương với Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với Canada vì 75% hàng xuất khẩu nói chung và 98% xuất khẩu dầu mỏ nói riêng của Canada là sang thị trường Mỹ. Trong khi đó, chỉ khoảng 18% hàng hóa của Mỹ vào thị trường Canada. Do vậy, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng Canada sẽ bị gạt sang một bên nếu Tổng thống Trump chuyển trọng tâm sang Mexico trong tiến trình đàm phán lại Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), vốn được 3 nước ký kết từ năm 1994. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích NAFTA lấy đi việc làm của người Mỹ và tuyên bố muốn xem xét lại thỏa thuận này. Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn để ngỏ khả năng rút khỏi NAFTA nếu các đối tác từ chối xem xét lại.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ Mỹ Canada, thỏa thuận NAFTA

Nguy cơ vỡ đập cao nhất nước Mỹ, gần 200.000 người sơ tán

Lượng nước tại đập Oroville dâng lên kỷ lục và có nguy cơ vỡ do mưa lớn dài ngày. (Ảnh: Getty)

Lượng nước tại đập Oroville dâng lên kỷ lục và có nguy cơ vỡ do mưa lớn dài ngày. (Ảnh: Getty)

Theo ABC News, tối 12/2, chính quyền nam California đã ra thông báo yêu cầu sơ tán toàn bộ người dân sống ở các khu vực lân cận hồ Oroville vì đập tràn xả nước hồ này có nguy cơ bị vỡ.

Nước hồ Oroville dâng cao kỷ lục trong gần 50 năm sau đợt mưa lớn gần đây. Giới chức địa phương đã phát hiện con đập có dấu hiệu xói mòn, nứt vỡ từ khoảng 3 giờ chiều 12/2 theo giờ địa phương. Điều này buộc giới chức địa phương phải quyết định mở đường xả khẩn cấp của đập Oroville từ ngày 11/2 và lần đầu tiên trong 48 năm để giảm áp lực cho đập nhưng không hiệu quả do đường xả khẩn cấp có lỗ hổng. Ngay lập tức, lệnh sơ tán đã được ban bố.

Đường xả khẩn cấp của đập không hiệu quả. (Ảnh: Google Map)

Đường xả khẩn cấp của đập không hiệu quả. (Ảnh: Google Map)

Ban đầu lệnh sơ tán chỉ áp dụng với cư dân Oroville sau đó mở rộng ra Marysville và hạt Yuba. Trong thông báo ngày 12/2, giới chức địa phương phải nhấn mạnh nhiều lần rằng lệnh sơ tán này "không phải là một cuộc diễn tập" và khuyến cáo người dân “không đi về phía bắc hồ Oroville.

Đài ABC News dẫn lời giới chức địa phương cho biết, tính đến cuối ngày 12/2 có khoảng 188.000 người được sơ tán. Lệnh sơ tán sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi mối đe dọa vỡ đập được ngăn chặn.

Hồ Oroville là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất California và đập của hồ này cao hơn 234 m - là đập cao nhất nước Mỹ được xây vào năm 1968. Hồ này đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới điều tiết nước của bang California.

Minh Phương

Tổng hợp

Tag :vỡ đập, Oroville, California, sơ tán

Thay đổi trong việc gia hạn thị thực cho công dân Việt Nam vào Mỹ

Theo quy định cũ, những người có thị thực (visa) du học hoặc du lịch Mỹ còn hạn hoặc hết hạn không quá 48 tháng có thể được gia hạn qua đường bưu điện. Hầu hết những trường hợp gia hạn này đều được miễn phỏng vấn.

Tuy nhiên, thông báo chính thức mới đây của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kể từ tháng 2/2017, sẽ có một số thay đổi trong việc gia hạn thị thực cho công dân Việt Nam vào Mỹ. Theo quy định mới, nếu đương sự có thị thực đã hết hạn hơn 12 tháng thì không được gia hạn mà phải xin cấp thị thực mới và phỏng vấn lại theo yêu cầu.

Sắc lệnh Hành pháp của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có hiệu lực trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam (Ảnh: Reuters)
Sắc lệnh Hành pháp của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có hiệu lực trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam (Ảnh: Reuters)

Trước thông tin trên, nhiều du khách, doanh nhân, du học sinh... Việt Nam cảm thấy lo lắng vì cho rằng "cửa" vào nước Mỹ dường như đang bị thu hẹp.

Trả lời về vấn đề trên, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chương trình cấp mới thị thực miễn phỏng vấn mà nhiều đương đơn là người Việt Nam sử dụng trước đây đã được thay đổi theo Sắc lệnh Hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay đổi này có hiệu lực trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam.

Theo Sắc lệnh Hành pháp này, tất cả các đương đơn có thị thực hết hạn trên 12 tháng sẽ được yêu cầu phỏng vấn khi xin cấp mới thị thực cùng loại.

Thông thường, viên chức Lãnh sự sẽ yêu cầu tất cả các đương đơn đến phỏng vấn trực tiếp nếu trong quá trình xét duyệt hồ sơ viên chức cần phải làm rõ thêm một số thông tin cung cấp trong đơn xin thị thực. Tất cả các đơn xin thị thực đều phải tuân thủ quá trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như nhau.

Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, Sắc lệnh Hành pháp của Tổng Thống Donald Trump không đề cập đến thay đổi cụ thể nào áp dụng cho đương đơn xin thị thực là người Việt Nam. Tuy nhiên, một số đương đơn đủ tiêu chuẩn được cấp mới thị thực miễn phỏng vấn theo quy định cũ sẽ phải đến phỏng vấn tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội theo quy định mới.

"Viên chức Lãnh sự sẽ vẫn tuân theo các điều khoản của luật pháp và các tiêu chuẩn như trước đây khi xét duyệt thị thực cho từng đương đơn. Chúng tôi vẫn tiếp tục cấp thị thực cho các đương đơn hội đủ tiêu chuẩn", Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Công Quang

Tag :thị thực (visa), visa du học, du lịch Mỹ, gia hạn visa, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM, công dân Việt Nam vào Mỹ, Tổng thống Donald Trump, cấp mới Thị thực, kiểm tra an ninh

Người về từ Czech "phượt" Sapa đón Tết Nguyên tiêu

Vừa rời Ostrava (CH Czech), nơi chúng tôi đã sinh sống và lập nghiệp suốt 28 năm qua với đợt tuyết đầu năm mới rơi khá dày, vợ chồng tôi may mắn được hưởng đôi ngày nắng ấm ở Hà Nội để lo việc gia đình trước khi thời tiết đầu Xuân miền Bắc chuyển sang giá rét…

Đón Tết Nguyên Tiêu 2017 cùng Sapa huyền ảo trong sương...

Sapa mờ sương...

Sapa mờ sương...

Hoàng - cậu con trai lớn của chúng tôi vừa tốt nghiệp đại học là xin phép bố mẹ được dành vài năm ngao du thiên hạ cho thỏa đam mê chụp ảnh thế giới, với điểm đến mới nhất của cậu là quê hương Việt Nam... Sau hơn 7 tháng xa cách, vợ chồng tôi và cậu con trai út An giờ mới gặp lại Hoàng tại Hà Nội.

Ba cha con trên cung đường "phượt" Sapa

Đúng dịp Tết Nguyên tiêu, ba cha con tôi và vài bạn trẻ "phượt" lên Sapa, quyết "chinh phục nóc nhà Đông Dương” Fanxipan.

Sinh ra tại Czech, út An tuy nói được tiếng Việt khá trôi chảy nhưng một tuần thực hành tại quê cha đất mẹ mới thật sự là khóa học rất bổ ích và lý thú. An say sưa tìm hiểu từ lịch sử, địa lý, giao thông tới các mối quan hệ họ hàng, quy tắc giao tiếp xã hội Việt Nam…

Thích là nhích... chúng tôi khoác ba lô tới đón xe bus trên đường Trần Quang Khải, Hà Nội lúc 22 giờ đêm. Tranh thủ lúc chờ xe cả nhóm thả bộ một vòng quanh Hồ Gươm, ghé phố sách Đinh Lễ, ăn kem Tràng Tiền...

Hai anh em Hoàng - An lại bên nhau trong kỷ niệm về một thú vui tuổi thơ nhưng không phải ở Ostrava, mà tại Sapa

3h30 sáng hôm sau tới nơi, chúng tôi thuê hai xe máy vù tới Cát Cát. Bản làng tuyệt đẹp với những ngôi nhà gỗ đơn sơ của người Dao Đỏ, người H’mong.

Cái gì với út An cũng lạ lẫm, từ những em gái mắt to tròn xúng xính váy áo dân tộc, có em còn địu em bé trên vai, nói tiếng Anh như máy lang thang bán đồ lưu niệm… tới các mẹ, các chị địu gùi rau củ quả trông sạch và rất tươi ra chợ bán…

Chiều xuống, chúng tôi đổ thêm xăng tiếp tục vượt núi trong màn mưa giăng giăng qua những cung đường đầy ổ gà, ổ voi nhão nhoẹt bùn đất tới bản Lao Chải. Khung cảnh trong mưa có nét đẹp riêng, biến lớp lớp ruộng bậc thang mùa đổ nước như vô vàn mảnh gương không ngừng xao động, tạo nên nét chấm phá sống động giữa khung cảnh núi rừng mờ mịt sương chiều…

Lòng suối Mường Hoa mùa này cạn khô vì dồn nước cho thủy điện, trơ ra đá tảng đủ loại to nhỏ lổn nhổn… Cạnh đó là cây cầu treo qua sông, là đập tràn, xe máy phóng qua không cần rửa cũng sạch hết bùn đất...

Đích đến cuối cùng đây rồi. Chặng đầu nhờ cáp treo đưa lên lưng chừng Fanxipan, sau đó chúng tôi chọn cách leo bộ tiếp 600 bậc đá thay vì đi tàu điện leo dốc...

Gió mây mù mịt quẩn theo từng bước chân… giữ đều nhịp thở… gió giật mạnh dần và rồi đỉnh Fanxipan cao 3143m đây rồi… Cha con tôi giương cao lá cờ đỏ sao vàng mà lòng rưng rưng xúc cảm…

Thưởng thức ẩm thực Sapa, chia tay những người bạn mới quen... trước khi về lại Hà Nội

22 giờ đêm xe bus đưa chúng tôi về lại Hà Nội với hành trang có thêm nhiều tấm hình đẹp và trong tim đầy ắp những kỷ niệm chắc chắn sẽ nhớ mãi không thể nào quên...

Bài và ảnh:Tran Jan

Tag :tết nguyên tiêu, hai anh em, người về từ Czech, quê hương Việt Nam, "phượt" Sapa, Ostrava