Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Nữ Tổng thống Hàn Quốc lên truyền hình xin lỗi dân

Nữ Tổng thống Park-Geun-Hye cúi đầu xin lỗi người dân trên truyền hình

Nữ Tổng thống Park-Geun-Hye cúi đầu xin lỗi người dân trên truyền hình

Lời xin lỗi trên được Tổng thống Park Geun-Hye đưa ra trong bài phát biểu từ Phủ Tổng thống và được phát trên truyền hình ngày 25-10. Trước đó, báo chí Hàn Quốc cho biết, những bản thảo bài phát biểu của bà Park Geun-Hye từ năm 2012 đến đầu năm 2014, tức là trước và sau khi bà đắc cử Tổng thống vào tháng 12-2012, được nhìn thấy trong máy tính của người bạn gái tên Choi Soon-Sil. Các bản thảo này được cho là gửi trước từ vài giờ đến vài ngày để nhờ bà Choi Soon-Sil góp ý trước khi bà Park Geun-Hye phát biểu công khai.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Park Geun-Hye nói rằng bà thường nhận ý kiến đóng góp từ bà Choi Soon-Sil trước khi vào Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc), nhưng đã không còn làm điều này khi văn phòng của bà có đầy đủ các chuyên gia tư vấn. “Điều đó xuất phát từ thành ý là để có được sự chỉn chu, nhưng bất luận đó là gì, tôi cũng thành thật xin lỗi vì đã gây ra mối bận tâm và đau lòng cho mọi người”, Tổng thống Park Geun-Hye nói và cúi đầu xin lỗi người dân Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun-Hye cũng cho biết thêm, bà Choi Soon-Sil là người đã giúp đỡ bà rất nhiều trong thời gian bà gặp khó khăn.

Thực ra việc bà Park Geun-Hye cho người bạn thân như bà Choi Soon-Sil xem bản thảo các bài phát biểu của mình vào thời gian trước và sau khi đắc cử Tổng thống để có thể nhận được lời khuyên cũng không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đáng nói là bà Choi Soon-Sil hiện là một đối tượng bị điều tra về nghi vấn tham nhũng.

Các công tố viên Hàn Quốc hiện đang điều tra về những cáo buộc liên quan đến bà Choi Soon Sil, là con gái của ông Choi Tae Min - một cố vấn cho bà Park Geun-Hye cho tới khi ông qua đời năm 1994. Bà Choi Soon-Sil bị cáo buộc đã lạm dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Park Geun-Hye để gây sức ép với các tập đoàn kinh tế lớn, khiến họ phải tài trợ nhiều triệu USD cho hai tổ chức quỹ phi lợi nhuận mà bà này có liên quan.

Trong động thái mới nhất, các công tố viên Hàn Quốc ngày 26-10 đã khám xét nhà riêng của bà Choi Soon-Sil, Văn phòng Quỹ Mir và Quỹ K-sports cùng Văn phòng Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI). Trong thời gian hoạt động, FKI đã kêu gọi đóng góp được 80 tỷ won (khoảng 70,5 triệu USD) từ 19 doanh nghiệp lớn rồi chuyển cho hai quỹ. Bà Choi Soon-Sil bị tình nghi là chủ sở hữu trên thực tế của hai Quỹ Mir, Quỹ K-sports và được cho là đã rút tiền từ hai quỹ này chuyển sang hai công ty tư nhân của mình là The Blue K và Widec.

Các công tố viên trong buổi khám nhà bà Choi Soo-Sil cũng đã thu giữ chiếc máy tính bà Choi Soon-Sil từng sử dụng, phân tích khoảng 200 tệp có liên quan tới Phủ Tổng thống. Bởi thế, dù được đích thân Tổng thống Park Geun-Hye thừa nhận là có công “giúp đỡ rất nhiều trong thời gian khó khăn”, song hiện bà Choi Soon-Sil đang mang lại không ít “rắc rối” cho người bạn thân lâu năm.

Theo Hoàng Tuấn

An ninh thủ đô

Tag :Tổng thống Hàn Quốc, xin lỗi, Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye

Nhà Trắng: Philippines chưa thông báo về thay đổi quan hệ đồng minh với Mỹ

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest (Ảnh: Politico)
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest (Ảnh: Politico)

“Mỹ vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào từ chính phủ Philippines thể hiện mong muốn đưa ra những thay đổi cụ thể đối với quan hệ hai nước hoặc quan hệ đồng minh”, Washington Post dẫn lời Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ.

“Mỹ vẫn cam kết theo đuổi các mục tiêu chung nhằm giữ vững quan hệ đồng minh kéo dài 7 thập kỷ qua giữa hai nước”, ông Earnest cho biết thêm.

Trước đó, phát biểu tại Tokyo hôm qua 26/10 nhân chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông muốn tất cả binh sĩ nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Philippines trong vòng 2 năm tới. Mặc dù ông Duterte không nêu cụ thể tên của nước nào nhưng nhiều ý kiến cho rằng ông đang ám chỉ lực lượng quân đội Mỹ tại Philippines vì trước đó ông đã từng đề cập đến vấn đề này. Trước đó một ngày, ông Duterte cũng nói Mỹ hãy quên Thỏa thuận Hợp tác quân sự tăng cường (EDCA) mà hai nước từng ký kết, chừng nào ông còn làm tổng thống của Philippines.

Theo ông Earnest, mặc dù những phát ngôn của Tổng thống Duterte cũng góp phần tạo ra sự bất ổn trong quan hệ giữa hai nước, nhưng ông cho rằng đó có lẽ cũng chỉ là những lời lẽ nóng nảy của nhà lãnh đạo này. Ông Earnest cho biết hiện vẫn chưa có kế hoạch hội đàm chung nào giữa Tổng thống Barack Obama và người đồng cấp Philippines tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ở Peru vào tháng tới, nhưng cũng không loại trừ khả năng gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước.

Những phát biểu gây tranh cãi của Tổng thống Duterte liên quan tới quan hệ đồng minh với Mỹ không chỉ khiến Washington lúng túng mà ngay cả các quan chức cấp cao của Philippines cũng cảm thấy khó xử và liên tiếp đưa ra những phát ngôn mang tính “chữa cháy”.

Ngay sau khi Tổng thống Duterte đề cập tới việc xem xét lại các thỏa thuận quốc phòng nhằm buộc binh sĩ nước ngoài, trong đó có Mỹ, rời khỏi Philippines, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết: "Hiện không tồn tại lý do gì để chấm dứt các thỏa thuận giữa chúng tôi (Mỹ - Philippines) vì chúng tôi vẫn có chung những lợi ích quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục tôn trọng nghĩa vụ quy định trong các hiệp định song phương".

Trước đó, Ngoại trưởng Yasay cũng đã phải lên tiếng đính chính tuyên bố “cắt đứt quan hệ” với Mỹ của ông Duterte khi tổng thống Philippines có chuyến thăm tới Trung Quốc hồi tuần trước. Ông Yasay nói rằng tổng thống chỉ muốn nhấn mạnh việc theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, bớt phụ thuộc vào Mỹ và tăng cường quan hệ với khác nước trong khu vực.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Nhà Trắng, Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines, Mỹ, đồng minh, Nhật Bản

Tỷ phú Trump: Tôi sẽ điều hành nước Mỹ như điều hành kinh doanh

Nhà Trump trong lễ khai trương khách sạn hạng sang gần Nhà Trắng. (Ảnh: AP)

Nhà Trump trong lễ khai trương khách sạn hạng sang gần Nhà Trắng. (Ảnh: AP)

Điều hành nước Mỹ như điều hành kinh doanh

Tỷ phú Trump hôm qua 26/10 đã chính thức khai trương khách sạn hạng sang lấy tên Trump International Hotel ở Washington, ngay gần Nhà Trắng. Tại lễ khai trương, tỷ phú này đã không ngần ngại "khoe" rằng nếu đắc cử, ông sẽ áp dụng các quy tắc điều hành chính phủ như đã điều hành đế chế bất động sản của mình bởi ông cho rằng mô hình kinh doanh của ông là thành công.

"Tôn chỉ của tôi bây giờ gói gọn trong các từ: Không quá dự toán, trước cả kế hoạch. Đó chính là những gì chúng tôi đang làm. Đó cũng chính là điều mà tôi muốn làm cho đất nước của chúng ta. Một dự án như thế này cho thấy mọi thứ đều có thể khi một nhóm hành động vì một mục tiêu chung. Nó cũng cho thấy cách để điều hành chính phủ", ông Trump nói.

Ông Trump dường như không bỏ lỡ cơ hội nào để “khoe” về các thành tích kinh doanh. Kể từ khi bắt đầu tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, ông tổ chức rất nhiều sự kiện tranh cử ngay tại các tòa nhà kinh doanh của mình.

Trong khi đó, đối thủ Dân chủ Hillary Clinton và những người chỉ trích ông lại luôn tìm cách chỉ ra những thất bại hay những vụ phá sản trong sự nghiệp kinh doanh của ông. Bà Clinton trong cuộc vận động tranh cử hồi đầu tuần này tại bang Florida đã công kích hoạt động kinh doanh của tỷ phú Trump, cho rằng ông xây dựng đế chế của mình bằng thép Trung Quốc, bằng các sản phẩm nhập khẩu và lao động nhập cư trái phép. “Ông Donald Trump quảng bá cho tất cả những gì thiếu sót của nền kinh tế. Ông ấy không muốn trả tiền cho công nhân và các nhà thầu”, bà Clinton nói trước hàng nghìn người ủng hộ ở Florida.

Ông Trump từ lâu đối mặt với “nghi án” chạy đua tranh cử chỉ nhằm xây dựng hình ảnh cho đế chế kinh doanh của mình, trong đó có kế hoạch lập một đế chế truyền thông riêng bên cạnh đế chế kinh doanh bất động sản. Trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng với bà Clinton, ông Trump đã cho phát trực tiếp một đoạn video, trong đó mang theo thông điệp: “Nếu các bạn cảm thấy mệt mỏi với các hãng truyền thông lớn luôn thiên vị Hillary Clinton, hãy bật Facebook Live của tôi. Bắt đầu từ 8h30 sáng - các bạn sẽ không muốn bỏ lỡ đâu!”. Ông cũng thường xuyên đăng tải trên Twitter rằng các cơ quan truyền thông đang thất bại và mất dần lượng khán giả, ngầm so sánh với lượng người theo dõi ngày càng tăng trên mạng xã hội của mình.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, thực tế ông Trump có thể đang tự hủy hoại chính hình ảnh của mình bởi chiến dịch tranh cử này.

“Chúng tôi sẽ chiến thắng”

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Bất chấp chiến dịch tranh cử lao đao gần đây do những bê bối liên quan đến quấy rối tình dục và tỏ ra thất thế hơn trong các cuộc tranh luận với đối thủ Dân chủ, ông Trump vẫn tự tin khẳng định rằng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg bên lề lễ khai trương khách sạn mới, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ chiến thắng”. Tỷ phú này cho rằng, các khảo sát dư luận đã đánh giá thấp sự ủng hộ đối với ông tại một số bang quan trọng như Pennsylvania, North Carolina, New Hampshire và Florida.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ làm rất tốt ở Pennsylvania. Chúng tôi sẽ chiến thắng ở North Carolina và cũng sẽ sớm dẫn trước ở New Hampshire”, ông Trump nói. Ông cũng tự tin nói rằng, tại Florida, tỷ lệ ủng hộ ông dẫn trước bà Clinton nhiều hơn mức 2 điểm theo khảo sát của Bloomberg. Ông Trump khẳng định: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chiến thắng ở Florida với tỷ lệ thực sự lớn hơn nhiều khảo sát của các bạn”.

Tỷ phú New York cho rằng, khảo sát của các hãng truyền thông đang thiên vị cho bà Clinton. Theo khảo sát của AP, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton hiện là 51%, so với của ông Trump là 37%, trong khi đó khảo sát của Fox News cho thấy mức chênh lệch ít hơn, 44% cho bà Clinton và 41% cho ông Trump.

Minh Phương

Theo AP, Bloomberg

Tag :ứng viên Tổng thống, điều hành, kinh doanh, đắc cử

Đảng Cộng hòa lên sẵn kế hoạch đối phó nếu bà Clinton đắc cử

Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)

Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)

Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như đã bắt đầu thừa nhận một thực tế rằng, con đường vào Nhà Trắng của ứng viên Donald Trump ngày càng xa vời, trong khi ngày càng rộng mở đối với đối thủ Dân chủ Hillary Clinton.

Kết quả từ cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos công bố hôm qua 26/10 cho thấy thay vì lựa chọn tỷ phú Trump, nhiều nghị sĩ Cộng hòa cho rằng bà Clinton mới có thể trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng. Các lãnh đạo Cộng hòa sau khi đồng loạt rút lại tuyên bố ủng hộ Trump cũng lên kế hoạch đối phó với kịch bản bà Clinton trở thành tổng thống.

Nghị sĩ Cộng hòa Jason Chaffetz, Chủ tịch Ủy ban giám sát và cải cách chính phủ thuộc Hạ viện, cho biết ông có ý định dành nhiều năm tới để theo đuổi các cuộc điều tra nhằm vào bà Clinton, hãng tin Washington Post cho biết.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói rằng, Hạ viện sẽ tham gia tích cực vào quá trình điều tra đối với Bộ Ngoại giao và FBI sau khi các cơ quan này bị cáo buộc “nương tay” cho bà Clinton vụ bê bối dùng máy chủ cá nhân trao đổi email công vụ.

Đảng Cộng hòa đã chi hàng triệu USD để phục vụ cho quá trinh điều tra các bê bối của bà Clinton liên quan đến vụ tấn công đại sứ quán ở Benghazi và sử dụng máy chủ cá nhân để trao đổi email công vụ. Và chỉ trong vài tuần trở lại đây, hàng chục nghị sĩ Cộng hòa ở Hạ viện đã lên tiếng đề nghị phải có một công tố viên đặc biệt để điều tra quỹ Clinton với cáo buộc xung đột lợi ích.

Ông Trump và các nghị sĩ Cộng hòa khác cáo buộc gia đình bà Clinton vận hành một “tổ chức bất hợp pháp”. Họ cho rằng, bà Clinton khi còn đương chức Ngoại trưởng đã lạm dụng chức quyền giúp đỡ các nhà tài trợ để đổi lấy khoản tiền tài trợ.

Minh Phương

Theo Washington Post

Tag :Đảng Cộng Hòa, điều tra, đối phó, Hillary Clinton, đắc cử

Nhật Bản đề nghị Ấn Độ lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông

Thủ tướng Abe và người đồng cấp Modi. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Abe và người đồng cấp Modi. (Ảnh: AFP)

Ấn Độ và Nhật Bản đang đẩy mạnh tập trung cho các lợi ích chiến lược của hai nước và chia sẻ điều mà hai nước gọi là "Đối tác Toàn cầu và Chiến lược" từ năm 2006. Trong những năm qua, khi tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, cả hai nước đều quan tâm tích cực tới vấn đề này, bất chấp việc cả Ấn Độ và Nhật Bản không phải là nước có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo báo trên, ông Yuki Tamura, quan chức phụ trách vấn đề Biển Đông của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho biết Tokyo "đang hối thúc Ấn Độ nêu rõ quan điểm về các vấn đề liên quan tới vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền này vì an ninh hàng hải đóng vai trò rất quan trọng".

Theo đánh giá của Diplomat, bình luận trên của quan chức Nhật Bản về quan điểm của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông không có gì bất ngờ. Nhật Bản hiện đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, nhưng nước này cũng tích cực bày tỏ quan điểm về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, nơi Tokyo cùng với Mỹ ủng hộ việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quản lý hoà bình các tranh chấp cũng như bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.

Trong khi đó, Ấn Độ mới đề cập tới vấn đề Biển Đông trong vài trường hợp, bao gồm các tuyên bố chung với Mỹ, Nhật Bản. Hàng năm, Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp Nadrenda Modi thường nhóm họp trong các hội nghị thượng đỉnh song phương và trong hội nghị năm ngoái, nguyên thủ hai nước đã "kêu gọi tất cả các nước tránh các hành động đơn phương có thể dẫn tới căng thẳng trong khu vực". Dự kiến, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau vào cuối năm nay. Đây là hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với giới quan sát, những người từ lâu cho rằng Tokyo và New Delhi có thể ký thoả thuận hợp tác hạt nhân bị trì hoãn lâu nay và thậm chí là thoả thuận quân sự về việc chuyển giao máy bay tìm kiếm và cứu nạn hiện đại U-2 từ Nhật Bản cho Ấn Độ.

Quan điểm của Ấn Độ về Biển Đông thường gắn với Mỹ và Nhật Bản, nhưng New Delhi vẫn chưa thể hiện mạnh mẽ như Washington và Tokyo. Ấn Độ được cho là chưa sát cánh với Mỹ và Nhật Bản về phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở La Hay (Hà Lan), trong đó bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và coi các hành vi cải tạo, xây dựng của Bắc Kinh ở vùng biển này là phi pháp. Ấn Độ, quốc gia từng giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Bangladesh vào năm 2014 thông qua một phán quyết của tòa trọng tài dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, hoan nghênh phán quyết về Biển Đông, song chưa tuyên bố đây là phán quyết mang tính ràng buộc và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ. Trong khi đó, trên thực tế Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia không phải phương Tây và không liên quan trực tiếp tới tranh chấp ở Biển Đông kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết của tòa.

Từ lâu, Ấn Độ đã đề cập tới lợi ích của nước này tại Biển Đông và từng được Chiến lược Hàng hải của nước này miêu tả như là "khu vực thứ hai" trong lợi ích hàng hải của New Delhi. Với những thay đổi trong thời gian qua, giới phân tích cho rằng sẽ rất đáng chờ đợi nếu lời kêu gọi Ấn Độ thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề Biển Đông của Nhật Bản được New Delhi đáp lại. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các mối quan ngại chính của New Delhi - gồm vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới với Trung Quốc, quy chế thành viên cho nước này trong Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG) và quan điểm của Bắc Kinh về các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với thủ lĩnh nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammed, Masood Azhar - có thể ảnh hưởng tới quan điểm của New Delhi về vấn đề Biển Đông.

Dù chiến lược hàng hải của Ấn Độ ở Biển Đông được đánh giá là "khu vực thứ 2" sau ưu tiên ở biển Ả rập và Vịnh Bengal, New Delhi vẫn có những lý do để ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực và ngăn chặn Trung Quốc từng bước chiếm ưu thế ở Biển Đông. Việc Trung Quốc duy trì hiện diện thường trực tại Biển Đông sẽ tạo cơ hội cho lực lượng hải quân nước này tổ chức thường xuyên các hoạt động tại Vịnh Bengal và phía Đông của Ấn Độ Dương, đe doạ tới các lợi ích của chính Ấn Độ. Trong khi đó, với Nhật Bản, mối quan tâm của nước này tại Biển Đông vẫn vậy, bất chấp những đe doạ từ Trung Quốc về việc Tokyo tăng cường can dự vào vùng biển này ảnh hưởng tới các lợi ích chính của Bắc Kinh. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đề ra kế hoạch mở rộng quá trình can dự của hải quân nước này trong khu vực và có thể sẽ gia tăng vào năm 2017 hay thậm chí còn xa hơn nữa.

Sau hội nghị năm ngoái, nhiều khả năng vấn đề Biển Đông sẽ là chủ đề được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và người đồng cấp Modi sắp tới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu New Delhi có sẵn sàng thay đổi "tiếng nói" để đáp lại lời kêu gọi của Tokyo? Nếu Nhật Bản thuyết phục được Ấn Độ đưa ra quan điểm mạnh mẽ hơn về phán quyết của tòa trọng tài tại La Hay và đưa vào tuyên bố chung, đây có thể coi là một bước ngoặt trong "cuộc chơi" giữa những cường quốc trong khu vực về vấn đề Biển Đông.

Ngọc Anh

Theo Diplomat

Tag :Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Biển Đông, chủ quyền, tòa trọng tài quốc tế, Thủ tướng Shinzo Abe, Thủ tướng Modi

Miền trung Italy tan hoang sau 2 trận động đất liên tiếp

Miền trung Italy tan hoang sau 2 trận động đất liên tiếp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất đầu tiên có cường độ mạnh 5,5 độ Richter xảy ra vào khoảng 19h10 ngày 26/10 (theo giờ địa phương) gần làng Visso thuộc khu vực Marche ở miền trung Italy. Trận động đất thứ hai với cường độ mạnh 6,1 độ Richter xảy ra ở cùng khu vực, cách trận động đất thứ nhất khoảng 2 giờ đồng hồ.

“Hàng chục người bị thương, nhưng chỉ có 4 người bị thương nặng”, BBC dẫn lời Fabrizio Curcio, người đứng đầu lực lượng bảo vệ dân sự Italy, cho hay. Hiện mức độ thiệt hại trên toàn khu vực vẫn chưa được xác định cụ thể vì phải chờ trời sáng.

Những hình ảnh chụp lại từ hiện trường cho thấy nhiều ngôi nhà bị đổ sập, với nhiều đống đổ nát tại thị trấn Visso và Ussita. Rung chấn có thể được cảm nhận ở cả các thành phố như Naples, Venice và Rome.

“Chúng tôi đang không có điện và đang chờ đội cứu hộ tới. Tình hình đang rất khó khăn”, Mauro Falucci, thị trưởng Castelsantangelo sul Nera, cho biết. Trong khi đó, Thị trưởng thị trấn Ussita Marco Rinaldi cho biết nhiều ngôi nhà đã bị sập và “thị trấn bị phá hủy hoàn toàn”.

Giới chức Italy đã nhanh chóng điều động lực lượng cứu hộ và khảo sát tới khu vực xảy ra động đất để đánh giá thiệt hại và giúp đỡ người dân. Nhiều người phải đi sơ tán ngay trong đêm. Các trường học trong khu vực sẽ phải đóng cửa trong hôm nay 27/10.

"Dư chấn của trận động đất sẽ còn kéo dài rất lâu, có khi tới vài tháng sau", AFP dẫn lời chuyên gia Mario Tozzi thuộc Viện Địa chất Quốc gia Italy cho biết.

Trước đó, hồi tháng 8, miền Trung Italy đã phải hứng chịu trận động đất mạnh 6,2 độ Richter, khiến gần 300 người thiệt mạng và san phẳng nhiều thị trấn.

Một số hình ảnh động đất kép tại miền trung Italy:

Nhiều ngôi nhà bị đổ sập (Ảnh: Twitter)
Nhiều ngôi nhà bị đổ sập (Ảnh: Twitter)
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường ngay trong đêm (Ảnh: Dailymail)
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường ngay trong đêm (Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
Các phương tiện bị chôn vùi trong đống đổ nát (Ảnh: Twitter)
Các phương tiện bị chôn vùi trong đống đổ nát (Ảnh: Twitter)
Khung cảnh hoang tàn khi trời sáng (Ảnh: Reuters)
Khung cảnh hoang tàn khi trời sáng (Ảnh: Reuters)
Nhiều người dân phải đi sơ tán trong đêm (Ảnh: EPA)
Nhiều người dân phải đi sơ tán trong đêm (Ảnh: EPA)
(Ảnh: EPA)
(Ảnh: EPA)
(Ảnh: AFP)
(Ảnh: AFP)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: AFP)
(Ảnh: AFP)
(Ảnh: BBC)
(Ảnh: BBC)
(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)
Bản đồ khu vực xảy ra động đất kép (Ảnh: Dailymail)
Bản đồ khu vực xảy ra động đất kép (Ảnh: Dailymail)

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Italy, động đất kép, nhà cửa, rung chấn, Richter, thiệt hại

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã được thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino.

Tương tự như vậy, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Khoa học, Dmitry Livanov, đã được thay bằng Olga Vasilyeva, một nhân vật nữ hiếm hoi được bổ nhiệm vốn chỉ được biết đến nhờ quan điểm Stalinist của bà.

Tổng thống Nga Putin.

Tổng thống Nga Putin.

Như thường lệ, ông Putin không đưa ra lời giải thích thực sự cho những thay đổi này, khiến các nhà nghiên cứu chính trị nội bộ Nga (Kremlinologists) – những người đã có mảnh đất mới để nghiên cứu dưới thời Putin – không phải làm gì nhiều ngoài việc chỉ ra một mô hình rõ ràng: những người có thể nói chuyện một cách ngang hàng với Tổng thống đang bị thay thế bởi những người do chính ông tạo ra, và đang mắc nợ ông sự nghiệp của họ.

Tại sao lại là bây giờ? Theo một thành viên thân cận với Putin trong những năm đầu chế độ của ông, cuộc luân chuyển mới nhất đơn giản chỉ phản ánh ý tưởng về việc quản lý hiệu quả của Tổng thống.

Nhiều năm về trước, trong một cuộc họp giữa Putin và các “đại diện toàn quyền” tại các khu vực của ông- những người có nhiệm vụ thiết yếu là giám sát các thống đốc vùng- một người tham dự đã hỏi Tổng thống rằng ông sẽ mô tả thế nào về vai trò của các đặc phái viên này. Ông trả lời rằng, “Ồ, họ có nghĩa vụ như những… sĩ quan liên lạc.”

Nói cách khác, Putin kỳ vọng các thành viên trong nhóm của mình phải trung thành, tuân theo mệnh lệnh như những người lính, và truyền tải hiệu quả nguyện vọng tối cao xuống cấp dưới. Điều này giải thích cơ cấu của những người mới được bổ nhiệm – gồm các nhà kỹ trị và các sĩ quan từ lực lượng quân đội và an ninh, được gọi là siloviki– những người được Putin chuẩn bị để đóng vai trò là giới lãnh đạo tinh hoa của Nga sau cuộc bầu cử năm 2018.

Họ đơn giản là “những người lính của Putin.”

Nhiều cộng sự cũ đang được điều chuyển. Ví dụ, Ivanov- nhân vật mà 10 năm trước được nhiều người cho là có khả năng kế vị Putin- đã được giao cho một công việc mới: “Đại diện đặc biệt của Tổng thống về Bảo vệ Môi trường, Sinh thái và Giao thông.” Còn người đứng đầu Cục Hải quan Liên bang, Andrey Belyaninov, đã rời văn phòng sau khi cảnh sát khám xét tư dinh sang trọng của ông và phát hiện những hộp giầy chứa đầy tiền.

Putin hiểu rằng những người này đã mỏi mệt, kém hiệu quả, thường giàu có quá mức và tham nhũng, đây không phải là điều ông cần cho một nhiệm kỳ Tổng thống mới. Điều ông cần bây giờ là những “sĩ quan liên lạc” trẻ hơn một chút, những người sẽ thực hiện các mệnh lệnh của ông hiệu quả nhất.

Một số nhân vật – như Sergey Chemezov, CEO của tập đoàn quốc phòng và công nghệ cao quốc gia Rostec, và vị “hồng y mặc áo xám” (tức người gây ảnh hưởng ngầm từ sau hậu trường – NBT) của điện Kremlin, Igor Sechin, chủ tịch điều hành của công ty dầu quốc doanh Rosneft – vẫn giữ những vị trí quyền lực và không có vẻ là sẽ tự nghỉ hưu.

Tuy nhiên Putin vẫn còn nhiều thời gian để thực hiện kế hoạch của mình – 18 tháng cho tới cuộc bầu cử Tổng thống và sau đó là nhiệm kỳ 6 năm.

Một số thành viên khác có tư tưởng tự do vẫn đang giữ những vị trí kinh tế trọng yếu trong chính phủ gồm có Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexey Ulyukayev, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov, và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina.

Chiến lược nhân sự hiện tại của Putin cho thấy rằng ông sẽ lựa chọn lạnh lùng và kiên quyết.

Một điều chúng ta có thể chắc chắn là chính sách đối ngoại và đối nội của Nga sẽ không thay đổi, và rằng nó sẽ tiếp tục được quyết định bởi Putin. Phủ Tổng thống Nga chưa bị suy yếu, vậy nên Tổng thống sẽ là người ra mọi quyết định chủ chốt. Những người khác sẽ chỉ là những sĩ quan liên lạc mà thôi.

Andrei Kolesnikov/Project Syndicate

Andrei Kolesnikov là nghiên cứu viên cao cấp và là Chủ tịch Chương trình nghiên cứu Chính trị nội bộ và Thể chế chính trị Nga tại Trung tâm Carnegie Moskva.

Chuyên mục hợp tác cùng Chuyên trang Nghiên cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.net)

Tuần Việt Nam lược trích.

Theo Vietnamnet

Tag :Tổng thống Nga Vladimir Putin, những trợ thủ

Tìm hiểu tình hình người Việt sau 3 trận động đất liên tiếp ở Italy

Một căn nhà bị sập do động đất ở Italy. (Nguồn: EPA)

Một căn nhà bị sập do động đất ở Italy. (Nguồn: EPA)

Các thông tin ban đầu cho biết hàng chục người bị thương trong các trận động đất này.

Trận động đất đầu tiên mạnh 5,5 độ Richter xảy ra lúc 19 giờ 11 phút giờ địa phương ngày 26/10 ở Valnerina, một thành phố nhỏ thuộc vùng Umbria, miền Trung Italy. Tâm chấn động đất nằm ở thung lũng Nera.

Tại thành phố Castelsantangelo sul Nera, nơi có dân cư sinh sống gần đó nhất, người dân không có điện sinh hoạt và nhiều ngôi nhà bị hư hỏng.

Khoảng 2 giờ sau, trận động đất thứ hai mạnh 6,4 Richter làm rung chuyển khu vực cách thành phố Perugia 71 km, thuộc phía Bắc Vùng Umbria. Hiện đã có lệnh huy động và triển khai các nhóm cứu hộ dân sự của địa phương tại các địa điểm có nguy cơ bị cô lập.

Trong đó khi, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất thứ 3 mạnh 4,9 độ Richter đã xảy ra tại khu vực trên.

Các cơ quan chức năng cũng xác nhận thủ đô Rome bị ảnh hưởng do dư chấn của các trận động đất này. Các đợt rung lắc có thể cảm thấy cả ở tầng thấp của những ngôi nhà, các khung cửa ra vào và cửa sổ bị rung lắc mạnh. Các đồ vật treo trên cao hoặc trên tường như quạt, đèn chùm, giá sách bị dao động, dịch chuyển.

Tuy nhiên, trên đường phố, sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường. Không có các thông báo khẩn nguy diện rộng được đưa ra.

Chỉ riêng tại trụ sở Bộ Ngoại giao, các nhân viên đã nhận được lệnh sơ tán khẩn cấp. Thủ tướng Matteo Renzi đã được thông báo kịp thời và theo dõi sát các thông tin cập nhật sự kiện này.

Theo TTXVN/Vietnam+

http://www.vietnamplus.vn/tim-hieu-tinh-hinh-nguoi-viet-sau-3-tran-dong-dat-lien-tiep-o-italy/412951.vnp

Tag :động đất liên tiếp, miền trung Italy, người Việt

Thuỷ thủ Trung Quốc mất tích khi đang vượt Thái Bình Dương

Thuỷ thủ Guo Chuan. (Ảnh: AFP)

Thuỷ thủ Guo Chuan. (Ảnh: AFP)

Lực lượng tuần duyên Mỹ đang tiến hành các chiến dịch tìm kiếm ở vùng biển ngoài khơi Hawaii, nơi thuyền buồm của thuỷ thủ Guo Chuan được tìm thấy, để tìm kiếm người đàn ông này.

Trước đó, nhóm hỗ trợ cho ông Guo cho biết họ đã mất liên lạc với thuỷ thủ này vào lúc 7 giờ sáng giờ GMT ngày 26/10.

Thuỷ thủ Guo Chuan, người Trung Quốc đầu tiên sử dụng thuyền buồm đi vòng quanh thế giới một mình, đã rời thành phố San Francisco vào ngày 18/10 với kế hoạch tới Thượng Hải trong 20 ngày.

Không lâu sau khi nhóm hỗ trợ mất liên lạc với Guo Chuan, một máy bay tìm kiếm đã được điều tới tọa độ cuối cùng của thuỷ thủ này, một vị trí cách đảo Oahu của Hawaii khoảng 966km.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin chiếc thuyền buồm có tên Qingdao China được phát hiện bị gẫy cột buồm và nước tràn vào. Hiện các tàu Mỹ đang tiếp cận chiếc thuyền buồm của Guo Chuan.

Trước đó, người phát ngôn của Lực lượng tuần duyên Mỹ trước đó cho biết sức khoẻ của ông Guo hoàn toàn đáp ứng cho chuyến đi và ông là một thuỷ thủ có kinh nghiệm.

Với mục tiêu vượt Thái Bình Dương trong 20 ngày, ông Guo Chuan muốn phá vỡ kỷ lục 21 ngày trước đó. Ông từng là người Trung Quốc đầu tiên một mình sử dụng thuyền buồm đi vòng quanh thế giới khi hoàn thành chuyến đi trong năm 2013.

Ngọc Anh

Tổng hợp

Tag :vượt Thái Bình Dương, thủ thủ Trung Quốc, Guo Chuan, mất tích

Tổng thống Philippines khẳng định không liên minh quân sự với Trung Quốc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp tại Tokyo ngày 26/10 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp tại Tokyo ngày 26/10 (Ảnh: Reuters)

Trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản hôm 26/10, Tổng thống Rodrigo Duterte đã trấn an Tokyo về chuyến thăm trước đó của ông tới Trung Quốc, khẳng định: “Không có liên minh quân sự, không có gì cả, chỉ có theo đuổi thương mại và mậu dịch”.

Theo SCMP, Tổng thống Duterte dường như đang cố gắng xóa bỏ mối lo ngại của Tokyo rằng việc ông xích lại gần Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines.

“Mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng Philippines luôn mong muốn liên kết với Nhật Bản và khẳng định rằng chúng tôi vẫn là đối tác trung thành và thực sự của các bạn”, Tổng thống Duterte nói với Thủ tướng Abe tại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.

“Tôi đã tới thăm các quốc gia khác… tất cả chỉ là về kinh tế hoặc thương mại, và không có gì liên quan đến liên minh quân sự hay điều gì đó khác”, ông Duterte nói thêm, với ngụ ý đề cập tới chuyến thăm Trung Quốc.

Theo Inquirer, nhà lãnh đạo Philippines cho biết Nhật Bản là đối tác đối thoại quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức mà Manila sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên vào năm tới, trong nỗ lực nhằm đảm bảo tuân thủ pháp quyền trong khu vực.

Về phần mình, Thủ tướng Abe cho biết “Nhật Bản hoan nghênh nỗ lực của Tổng thống Duterte khi tới thăm Trung Quốc cũng như quyết tâm cải thiện và nâng cao hơn nữa quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc”.

Cũng trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe, Tổng thống Duterte khẳng định Philippines sẽ đứng về phía Nhật Bản và đồng lòng với Tokyo trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Nhật Bản tuy không phải một bên tranh chấp trên Biển Đông nhưng là quốc gia rất quan tâm với vùng biển này và ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

“Philippines sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong các vấn đề chung của khu vực, bảo vệ các giá trị dân chủ chung, tuân thủ luật pháp và giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp trên Biển Đông”, ông Duterte nhấn mạnh. Trong khi đó, Thủ tướng Abe cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp hàng hải phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Cũng theo Tổng thống Duterte, Philippines sẽ theo đuổi các giải pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và Manila sẽ viện dẫn phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan), trong đó bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh trên Biển Đông, khi hai nước thảo luận về vấn đề này vào thời điểm thích hợp.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Nhật Bản, Philippines, Thủ tướng Shinzo Abe, Biển Đông, Tổng thống Rodrigo Duterte, Trung Quốc

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Choáng với đám cưới ngập tiền, vàng của cô dâu tuổi teen

Video về đám cưới đình đám này của cặp đôi Evka và Lukas ở Slovakia đã gây sốt trên mạng xã hội nhiều ngày qua ở Đông Âu và Nga. Nhiều người theo dõi đám cưới không khỏi ngạc nhiên vì phong cách trát đầy vàng và treo tiền lủng lẳng trên váy cưới của cô dâu.

Chiếc váy cưới khủng trang trí đầy vàng trị giá gần 225.000 USD của cô dâu 19 tuổi. Ảnh: Daily Mail

Chiếc váy cưới khủng trang trí đầy vàng trị giá gần 225.000 USD của cô dâu 19 tuổi. Ảnh: Daily Mail

Cặp uyên ương hạnh phúc. Ảnh: Daily Mail

Cặp uyên ương hạnh phúc. Ảnh: Daily Mail

Ngoài chiếc váy 225.000 USD, cô dâu còn đeo những chiếc nhẫn lớn cực kỳ phô trương.

Một người khách dự đám cưới nói: “Lễ cưới kéo dài 4 ngày và chi phi rất... khiêm tốn, chỉ có 40.000 USD”.

Tiền đính đầy trên váy cô dâu. Ảnh: Daily Mail

Tiền đính đầy trên váy cô dâu. Ảnh: Daily Mail

Cô dâu rơi lệ trong đám cưới. Ảnh: Daily Mail

Cô dâu rơi lệ trong đám cưới. Ảnh: Daily Mail

Trong video đám cưới nổi bật một cảnh tượng “cực kỳ ngọt ngào” đó là khi cô dâu và chú rể chỉ còn lại một mình và họ say mê đếm những cục tiền mừng đám cưới.

Được biết, các nhạc công và nhân viên phục vụ đám cưới cũng được “bo” hàng trăm USD.

Theo Linh San/ Daily Mail

Người Lao động

Tag :mạng xã hội, đám cưới, cô dâu tuổi teen, Slovakia, váy cưới, nhẫn cực lớn

Trợ lý bộ trưởng Australia bị bắt vì mặc đồ lót in cờ Malaysia cổ vũ đua xe

Hình ảnh những thanh niên Australia mặc đồ lót in hình cờ Malaysia gây phẫn nộ. (Ảnh: CNA)

Hình ảnh những thanh niên Australia mặc đồ lót in hình cờ Malaysia gây phẫn nộ. (Ảnh: CNA)

Theo Guardian, những người này bị bắt vào thời điểm cuộc đua kết thúc. Trả lời phỏng vấn báo Bernama, Abdul Aziz Ali, cảnh sát trưởng Sepang cho biết, các thanh niên trên trong độ tuổi từ 25-29 và sẽ bị tạm giữ trong 4 ngày để điều tra vì tội “cố ý phá vỡ hòa bình” và khiếm nhã.

Ông Abdul Aziz cho biết thêm, họ là những du khách Australia tới Malaysia để theo dõi giải đua xe công thức 1 Grand Prix ở Sepang, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur. Trong số đó có Jack Walker, cố vấn của Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Australia Christopher Pyne.

Hình ảnh những thanh niên này cởi bỏ trang phục và chỉ mặc duy nhất một chiếc quần lót có in hình cờ Malaysia đã lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội và kéo theo làn sóng giận dữ của cộng động mạng vì họ cho rằng đây là hành động thiếu tôn trọng đất nước Malaysia. Thông thường, theo luật Malaysia, du khách nước ngoài có những hành động kiểu này sẽ phải lĩnh án phạt trước khi bị trục xuất về nước.

Về phía Australia, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia xác nhận đang thông qua lãnh sự quán ở Malaysia để hỗ trợ nhóm thanh niên bị bắt giữ. Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ trưởng Pyne cho biết, vụ việc đang được cao ủy Australia giải quyết. “Cho đến khi mọi việc sáng tỏ hơn, chúng tôi sẽ chưa đưa ra bất cứ bình luận nào”, người phát ngôn này cho biết.

Được biết, Walker làm việc tại văn phòng của Bộ trưởng Pyne khoảng 4 tháng nay, trước đó anh từng có 4 năm là sĩ quan dự bị quân đội.

Minh Phương

Theo CNA, Guardian

Tag :Malaysia, đồ lót, đua xe, bắt, Australia, cố vấn bộ trưởng

Nín thở xem xây tháp người ngoạn mục ở Tây Ban Nha

Năm nay, khoảng 42 đội chơi đã cùng nhau tập trung về thành phố Tarragona, cách Barcelona khoảng 100km để tham dự cuộc thi xây tháp người được tổ chức lần thứ 26.
Năm nay, khoảng 42 đội chơi đã cùng nhau tập trung về thành phố Tarragona, cách Barcelona khoảng 100km để tham dự cuộc thi xây tháp người được tổ chức lần thứ 26.
Đây là hoạt động truyền thống có từ thế kỷ 18 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đây là hoạt động truyền thống có từ thế kỷ 18 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Các đội chơi thường mặc quần trắng, còn màu áo sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của từng đội.
Các đội chơi thường mặc quần trắng, còn màu áo sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của từng đội.
Đội Colla Jove Xiquets de Tarragona đang bắt đầu xây tầng tháp đầu tiên trong phần thi của nhóm tại thành phố Tarragona hôm 2/10.
Đội Colla Jove Xiquets de Tarragona đang bắt đầu xây tầng tháp đầu tiên trong phần thi của nhóm tại thành phố Tarragona hôm 2/10.
Các cổ động viên reo hò cổ vũ cho đội nhà tại lễ hội xây tháp người.
Các cổ động viên reo hò cổ vũ cho đội nhà tại lễ hội xây tháp người.
Đây là trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội và phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong một đội.
Đây là trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội và phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong một đội.
Đội Castellers de Sants với phần tạo hình thành công.
Đội Castellers de Sants với phần tạo hình thành công.
Một khoảnh khắc ấn tượng tại cuộc thi xây tháp người năm nay.
Một khoảnh khắc ấn tượng tại cuộc thi xây tháp người năm nay.
Đội Colla Jove Xiquets de Tarragona cố gắng hoàn thành phần tháp người của nhóm trong cuộc thi hôm 2/10.
Đội Colla Jove Xiquets de Tarragona cố gắng hoàn thành phần tháp người của nhóm trong cuộc thi hôm 2/10.
Tòa tháp người đẹp mắt của đội Castellers de Vilafranca
Tòa tháp người đẹp mắt của đội Castellers de Vilafranca
Đội Castellers de Sants nỗ lực tạo hình tháp trong cuộc thi ở Tarragona
Đội Castellers de Sants nỗ lực tạo hình tháp trong cuộc thi ở Tarragona
Điểm thi sẽ được chấm dựa trên độ khó và độ phức tạp của tòa tháp. Một tòa tháp người được coi là thành công nếu nó được xây lên và dỡ xuống một cách nhịp nhàng và không có ai bị ngã.
Điểm thi sẽ được chấm dựa trên độ khó và độ phức tạp của tòa tháp. Một tòa tháp người được coi là thành công nếu nó được xây lên và dỡ xuống một cách nhịp nhàng và không có ai bị ngã.
Các thành viên trong đội sẽ bắt đầu xây tháp bằng việc trèo lên vai nhau để đứng và xây từng lớp một.
Các thành viên trong đội sẽ bắt đầu xây tháp bằng việc trèo lên vai nhau để đứng và xây từng lớp một.
Tháp người của đội Vella de Xiquets de Valls bị đổ khi phần thi sắp hoàn thành.
Tháp người của đội Vella de Xiquets de Valls bị đổ khi phần thi sắp hoàn thành.
Nhiều trẻ em cũng tham dự cuộc thi xây tháp người và được trang bị mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. Các em nhỏ thường sẽ là thành viên cuối cùng trèo lên đỉnh tháp. Do vậy, mũ bảo hiểm được thiết kế đủ độ mềm để vừa bảo vệ đầu của các em, vừa đảm bảo không làm người khác bị thương khi các em chẳng may ngã xuống dưới.
Nhiều trẻ em cũng tham dự cuộc thi xây tháp người và được trang bị mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. Các em nhỏ thường sẽ là thành viên cuối cùng trèo lên đỉnh tháp. Do vậy, mũ bảo hiểm được thiết kế đủ độ mềm để vừa bảo vệ đầu của các em, vừa đảm bảo không làm người khác bị thương khi các em chẳng may ngã xuống dưới.
Để có màn xếp người đẹp mắt và thành công, những người tham dự phải dày công tập luyện trước đó nhiều ngày.
Để có màn xếp người đẹp mắt và thành công, những người tham dự phải dày công tập luyện trước đó nhiều ngày.

Thành Đạt

Ảnh & video: Reuters & Euronews

Tag :tháp người, Tây Ban Nha, lễ hội, UNESCO, văn hóa, cuộc thi