Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Nghi can Việt trong vụ nổ ở Phnom Penh: Thù cá nhân

Báo Khmer Times hôm 23/9 đăng tải thông tin từ Cơ quan điều tra tội phạm hình sự (CID) của Campuchia cho hay, đã có 8 nghi phạm bị bắt giữ liên quan tới vụ tấn công bằng lựu đạn tại thủ đô nước này Phnom Penh hôm 6/9 khiến 4 người bị thương.

Hôm 21/9, Cảnh sát trưởng Thành phố Phnom Penh, Tướng Chuon Sovann cho biết họ đã bắt giữ được 5 nghi phạm liên quan tới vụ việc trên và hiện nay đã bắt giữ thêm 3 người nữa là đồng bọn.

8 nghi phạm trong vụ tấn công lựu đạn trên đường phố Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times
8 nghi phạm trong vụ tấn công lựu đạn trên đường phố Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times

Được biết, trong các nghi phạm nói trên có 5 người Campuchia và 3 người Việt Nam.

Theo cảnh sát Phnom Penh, đây là một cuộc trả thù cá nhân giữa Lyhour (36 tuổi, là nạn nhân) và những kẻ cầm đầu băng đảng là một phụ nữ.

"Cuộc tấn công đã được tổ chức 2 lần", Tướng Sovann cho biết. "Lần đầu tiên là một nỗ lực để giết một người và kẻ cầm đầu đã thuê một sát thủ với một khẩu súng để giết người, nhưng không thành công. Bởi vậy, tiếp tục trả thù, cô ta đã tổ chức thuê người sử dụng lựu đạn để tấn công".

Tướng Sovann nói thêm, cô Sok Kimly (41 tuổi) là người bị cáo buộc đã thuê Sak Mab (36 tuổi) và Bun Pheakdiy (32 tuổi- người đã được thuê ném lựu đạn). Hai người khác đồng lõa là Nou Samban, (33 tuổi) và Bou Sophea (25 tuổi).

Ba phụ nữ Việt tham gia vào vụ tấn công trên là Ni Hor Pinh (36 tuổi), Chang Thị Vệ (46 tuổi) và Lê Yang Yong (42 tuổi). Ba người này cũng bị cáo buộc đã tham gia vào vụ âm mưu giết người đầu tiên, diễn ra vào tháng 8/2015.

Tướng Sovann khẳng định 8 nghi can sẽ bị khởi tố, 4 người có khả năng bị buộc tội âm mưu giết người và 4 người khác có khả năng buộc tội giết người. Vị Cảnh sát trưởng cũng từ chối tiết lộ thêm bất kỳ thông tin về lý do tại sao bà Kimly muốn giết ông Lyhour.

Chiếc xe màu trắng vỡ tan cửa kính sau vụ nổ. Ảnh: Khmer Times
Chiếc xe màu trắng vỡ tan cửa kính sau vụ nổ. Ảnh: Khmer Times

"Đây là vấn đề cá nhân. Tôi không muốn nói tới bởi nó là quyền cá nhân nhưng nó đã xảy ra vì lòng thù hận", ông nói.

Theo Tướng Sovann, lựu đạn được sử dụng là loại M26 của Mỹ và cảnh sát cũng đang tìm hiểu xem nơi nào bán những vũ khí này và các nghi phạm tiếp tục liên quan.

Trước đó, như Đất Việt đã đưa tin, một chiếc xe Lexus SUV màu trắng đã phát nổ lớn khiến 4 người gần đó bị thương. Máy quay an ninh trên đường phố cho thấy quả lựu đạn đã được tung ra từ một chiếc xe máy đi ngang qua và phát nổ hôm 6/9. Chiếc xe đã bị hư hỏng nặng sau đó.

Video: Camera đường phố ghi lại vụ nổ trên xe Lexus SUV màu trắng:

Theo Kim Hoa

Đất Việt

Tag :Khmer Times, nghi can người Việt, ném lựu đạn, Phnom Penh, xe Lexus SUV, Campuchia

Xả súng tại trung tâm thương mại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Xả súng tại trung tâm thương mại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Cảnh sát có mặt ở trung tâm thương mại Cascade, thành phố Burlington, bang Washington. (Ảnh: Twitter)
Cảnh sát có mặt ở trung tâm thương mại Cascade, thành phố Burlington, bang Washington. (Ảnh: Twitter)

RT dẫn nguồn tin từ người phát ngôn Lực lượng tuần tra bang Washington Mark Francis cho biết 4 người đã chết trong một vụ xả súng tại trung tâm thương mại Cascade ở thành phố Burlington, cách Seattle một giờ lái xe về phía bắc.

Ảnh chụp nghi phạm qua camera an ninh tại trung tâm thương mại Cascade (Ảnh: CBS News)
Ảnh chụp nghi phạm qua camera an ninh tại trung tâm thương mại Cascade (Ảnh: CBS News)

“4 người được xác nhận đã thiệt mạng trong trung tâm thương mại. (Những) kẻ tấn công đã trốn khỏi hiện trường trước khi cảnh sát tới. Hiện chưa rõ số lượng kẻ tấn công, có thể chỉ có 1 người. Cảnh sát đang lục soát trung tâm”, Francis thông báo trên trang Twitter cá nhân vào lúc 20h30 ngày 23/9 (theo giờ địa phương).

Hiện trường vụ xả súng nhìn từ trên cao (Ảnh: Komo News)
Hiện trường vụ xả súng nhìn từ trên cao (Ảnh: Komo News)
Xe cảnh sát và cứu thương tập trung trước cửa trung tâm thương mại (Ảnh: Komo News)
Xe cảnh sát và cứu thương tập trung trước cửa trung tâm thương mại (Ảnh: Komo News)

Kẻ tấn công được cho là vào gian hàng bên trong trung tâm thương mại lúc 19h. Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng phản ứng nhanh và cứu hộ đã được điều động tới hiện trường. Mọi tuyến đường xung quanh trung tâm bị phong tỏa.

Thành phố Burlington thuộc bang Washington của Mỹ (Ảnh: BBC)
Thành phố Burlington thuộc bang Washington của Mỹ (Ảnh: BBC)

Ông Francis cho biết những người sống sót đã được chuyển tới một nhà thờ gần đó bằng xe buýt và nhắc nhở mọi người tránh xa khu vực quanh trung tâm thương mại Cascade. Hiện số nạn nhân bị thương cũng chưa được công bố.

Lực lượng cảnh sát cung cấp thông tin ban đầu về nghi phạm là một người đàn ông khoảng từ 20-25 tuổi, gầy, tóc rối mà đen và mặc áo màu đen.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :Mỹ, xả súng, trung tâm thương mại, thiệt mạng, cảnh sát

Rò rỉ hợp đồng tình dục quan chức Trung Quốc và người tình

Tờ tin tức Bắc Kinh (Beijing News) mới đây vừa tiết lộ, một quan chức Trung Quốc năm 2013 đã bị mất chức sau khi bản hợp đồng tình dục giữa ông và một người phụ nữ đã lập gia đình bị công khai.

Cụ thể, theo nguồn tin, 2 nhân vật chính trở thành trò cười của cư dân mạng là ông Tao Yi, một quan chức thuế ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và một phụ nữ tên là Fan. Bản hợp đồng được ký kết vào tháng 3/2013 gồm 6 trang A4.

Bản hợp đồng tình dục giữa quan chức Trung Quốc và người tình. Ảnh: Telegraph
Bản hợp đồng tình dục giữa quan chức Trung Quốc và người tình. Ảnh: Telegraph

Theo đó, cô Fan không được can thiệp vào công việc, gia đình của ông Tao, nếu không sẽ bị phạt. Đổi lại, ông Tao đồng ý “quan tâm tới chi phí sinh hoạt của cô Fan”.

Ngoài ra, bản hợp đồng còn quy định 2 người phải gặp nhau ít nhất 1 lần/tuần và hạn chế quan hệ tình dục với bên thứ 3. Bên nào không tuân thủ cam kết hay gây “đau khổ về tinh thần” cho người kia sẽ bị phạt 10.000 NDT (khoảng 1.500 USD).

Ông Tao Yi người dính dáng đến bê bối tình dục. Ảnh: asiaone
Ông Tao Yi người dính dáng đến bê bối tình dục. Ảnh: asiaone

Đặc biệt, đáng chú ý trong bản hợp đồng là quy định, nếu một trong hai bên muốn chấm dứt mối quan hệ, họ phải thông báo với bên kia bằng văn bản.

Bản hợp đồng sau khi bị lan truyền đã khiến dư luận Trung Quốc xôn xao bàn tán.

Trả lời báo chí sau đó, một phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc cho hay, ông Tao đã bị bãi nhiệm. Ngoài ra, một cuộc điều tra đã được tiến hành về các hoạt động ngoài giờ làm của ông này.

Ông Tao không phải là quan chức duy nhất của Trung Quốc dính vòng lao lý khi những bản hợp đồng tình dục có giá trị kếch sù được công khai.

Nhiều quan chức Trung Quốc dính dáng đến các bê bối tình dục
Nhiều quan chức Trung Quốc dính dáng đến các bê bối tình dục

Một trường hợp khác là ông Đặng Bảo Câu – chủ nhiệm quỹ tín dụng Sa Tỉnh, thành phố Thâm Quyến. Trong vòng chưa đầy 3 năm, ông này đã lạm dụng công quỹ lên đến 230 triệu NDT (tương đương khoảng 800 tỉ đồng).

Số tiền trên được ông Đặng chi cho 5 người bồ của mình. Đáng chú ý, khi gặp gỡ người tình thứ 5 tên Tiểu Thanh, cựu quan chức Trung Quốc đã chi hơn 18 triệu NDT cho cô bồ nhí trong vòng 800 ngày liên tiếp.

Trung bình mỗi ngày, Đặng chi cho Tiểu Thanh 23.000 NDT (tương đương gần 80 triệu đồng).

Để nhận được những số tiền trên, 5 cô bồ nhí cũng phải lần lượt ký vào bản thỏa thuận đáp ứng mọi nhu cầu của các vị đại gia này.

Theo Hà Nam

Đất Việt

Tag :quan chức Trung Quốc, hợp đồng, người tình, Cư dân mạng, điều khoản quái dị, Beijing News

Những yếu tố tiềm ẩn khiến Trung Đông chìm trong bất ổn

Ngày 19/9, câu lạc bộ Valdai đã công bố một báo cáo mới có tên "Trung Đông trong thời điểm khó khăn: Cơn ác mộng từ quá khứ và những thách thức trong tương lai", trong đó phân tích những nhân tố dẫn đến bất ổn trong khu vực.

Báo cáo này được soạn thảo bởi đội ngũ các chuyên gia Trung Đông của Viện Nghiên cứu phương Đông, thuộc Viện khoa học Nga, dưới sự chủ trì của Giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông Vitaly Naumkin.

Các tác giả của báo cáo chỉ ra rằng, cuộc cách mạng Mùa Xuân Arab khởi phát tại Trung Đông cách đây 6 năm đang đặt ra những thách thức an ninh đối với một khu vực rộng lớn. Những yếu tố dẫn tới sự mất ổn định này bao gồm sự suy yếu hoặc sụp đổ của các thể chế nhà nước; các cuộc chiến đẫm máu, leo thang và lan sang các vùng lãnh thổ lân cận; các cuộc khủng hoảng nhân đạo và sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố.

Thật không may, sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ của các nước ở khu vực Trung Đông đã không mang lại kết quả như mong muốn mà nó còn làm suy yếu cấu trúc an ninh tại khu vực này. Kết quả là toàn bộ khu vực Trung Đông đã chìm trong bất ổn so với thời điểm trước năm 2011.

ung đột tại Syria vẫn tiếp diễn dù các bên đã đưa ra nhiều giải pháp. Ảnh: AP
ung đột tại Syria vẫn tiếp diễn dù các bên đã đưa ra nhiều giải pháp. Ảnh: AP

Những yếu tố gây mất ổn định ở khu vực Trung Đông

Theo bà Irina Zvyagelskaya, chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Arab và Hồi giáo thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga), một trong những yếu tố gây mất ổn định chính đối với tình hình hiện nay ở khu vực Trung Đông là việc tăng cường bản sắc tôn giáo thay vì bản sắc nhà nước. Điều này có thể dẫn đến xu hướng nguy hiểm là phi thế tục hóa [xu hướng Hồi giáo hóa trở lại - ND].

Việc phi thế tục hóa có thể dẫn đến việc suy giảm lòng tin đối với các thiết chế của nhà nước cũng như làm xói mòn quyền lực của nhà nước từ trên xuống dưới và làm mất tầm ảnh hưởng của nhà nước đến người dân.

"Các quốc gia đang chìm trong tình trạng khủng hoảng bởi những mâu thuẫn nội tại ngày một phát triển trong lĩnh vực tôn giáo, sắc tộc... Điều này cũng dẫn đến sự yếu kém của các thiết chế nhà nước cũng như sự tin tưởng của người dân vào nhà nước dần mất đi ", bà Irina Zvyagelskaya nhận định.

Sự sụp đổ một phần hoặc hoàn toàn của các thiết chế nhà nước ở Libya, Yemen và Syria là minh chứng sinh động về những nỗ lực nhằm ảnh hưởng đến tình hình từ bên ngoài đã thất bại. Hậu quả tất yếu của nó là sự gia tăng bất ổn và khiến cuộc khủng hoảng lan rộng ra trong khu vực. Tình hình hiện nay ở Sudan và gần đây là âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là minh chứng cho thấy cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang lan rộng và xa hơn, Giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông Vitaly Naumkin lập luận.

Theo các chuyên gia, một yếu tố quan trọng nữa là sự cân bằng quyền lực truyền thống tại khu vực Trung Đông đã có sự thay đổi. Tam giác quyền lực Arab truyền thống là Ai Cập - Syria - Iraq đã mất dần sự ảnh hưởng tại khu vực, trong khi các quốc gia phi Arab là Iran - Thổ Nhĩ Kỳ - Israel ngày càng mạnh hơn. Thế giới Arab hiện bị chia rẽ sâu sắc tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia Arab cũng như các cuộc đấu đá giữa các dòng phái.

Cuộc đối đầu hiện nay giữa Iran và Saudi Arabia (thường được mô tả như một cuộc đối đầu giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite) là trọng tâm chú ý của khu vực vì nó trải dài từ Iraq, Syria, Lebanon, Yemen và Bahrain. Cuộc đối đầu này đang làm tình hình thêm mất ổn định và gia tăng nguy cơ đối với toàn bộ khu vực. “Nếu cuộc đối đầu giữa Iran - Saudi Arabia được giải quyết thì đây sẽ là chìa khóa để giải quyết các vấn đề ở Trung Đông”, ông Naumkin lưu ý.

Vai trò của Nga tại Trung Đông

Kể từ khi Nga - quốc gia ủng hộ chính quyền của Tổng thống al-Assad - trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Syria vào cuối năm 2015, nhiều người đã bắt đầu nói về sự trở lại của Nga tại khu vực này cũng như ảnh hưởng của Nga tại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia lại có sự đánh giá khác nhau về vai trò của Nga tại Trung Đông.

Ông Vitaly Naumkin và các đồng tác giả của báo cáo Valdai cho rằng, sự can thiệp của Nga ở Trung Đông đang dần ổn định và nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo ông Hay Yanarocak - chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông và châu Phi tại Trung tâm Dayan Moshe, Đại học Tel Aviv, Israel: "51% thành công của Nga trong khu vực đến từ sự thụ động của ông Obama trong chính sách đối với Syria. Ông Obama đã đánh mất sự tin tưởng và khả năng răn đe toàn cầu của mình sau khi ông duy trì “ranh giới đỏ” của mình ở Syria. Nhận thấy dấu hiệu của sự yếu kém đó, Nga bắt đầu hành động quyết liệt hơn trong khu vực".

Trong khi đó, ông Khaled Yacoud Oweis từ Viện nghiên cứu quốc tế và các vấn đề an ninh của Đức đánh giá vai trò của Nga ở Syria là khá mâu thuẫn: "Một mặt Nga dội bom vào Syria và phe đối lập dòng Sunni, mặt khác Nga lại muốn đứng ra làm trọng tài. Điều này không thể xảy ra. Nếu Nga muốn đóng một vai trò mang tính xây dựng, Nga phải đứng về phe đa số chứ không phải phe thiểu số".

Người dân vẫn là đối tượng chịu tổn thất nặng nề nhất do các cuộc xung đột tại Trung Đông. Ảnh: AFP
Người dân vẫn là đối tượng chịu tổn thất nặng nề nhất do các cuộc xung đột tại Trung Đông. Ảnh: AFP

Làm cách nào để Trung Đông có thể thoát khỏi khủng hoảng?

Do Trung Đông hiện là nguồn gốc xuất phát của rất nhiều các mối đe dọa khác nhau, chính vì vậy các đấu thủ lớn tham gia vào cuộc chơi tại khu vực này đều cần phải quan tâm giải quyết tất cả các vấn đề của khu vực.

“Mặc dù một vấn đề rất quan trọng của Trung Đông là an ninh nhưng chúng ta cũng không nên quên thảo luận các vấn đề khác như phát triển kinh tế, nước, giáo dục..”, bà Zvyagelskaya lưu ý.

Các tác giả của báo cáo Valdai cũng đề nghị, cách hiệu quả nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Trung Đông (cho dù đây là khó khăn lớn nhất) là tạo ra một hệ thống an ninh mới ở Trung Đông - nơi những mối quan tâm và lợi ích của tất cả các "cầu thủ lớn" của khu vực như Saudi Arabia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các quốc gia Arab khác đều được tính đến và có vai trò như nhau./.

Theo Nguyễn Hùng/VOV.VN

Tag :khu vực Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố, thách thức an ninh, câu lạc bộ Valdai, cấu trúc an ninh, vai trò của Nga

Nghệ thuật thu hút và tận dụng các nhà tài trợ lớn của nhà Clinton

Đồng thời, nhà Clinton cũng là những người tiên phong trong kỹ thuật gây quỹ tranh cử làm thay đổi diện mạo chính trị hiện đại, từ đó mở ra cơ hội cho vợ chồng Clinton trở thành cặp vợ chồng đầu tiên làm chủ nhân Nhà Trắng.

Vừa thu hút, vừa khích lệ “cạnh tranh lành mạnh”

Theo một phóng sự điều tra của tờ Washington Post, ông Bill Clinton bắt đầu hoạt động gây quỹ của mình vào năm 1974, với khoản tiền gây quỹ đầu tiên là 178.000 USD trong cuộc vận động tranh cử vào quốc hội. Sau 42 năm, số tiền gây quỹ trong một mùa của nhà Clinton đã tăng lên gấp nghìn lần, với việc bà Hillary năm nay thu được 110 triệu USD.

Một tổng kết sơ bộ của Washington Post cho biết vợ chồng Clinton đến nay đã huy động được tổng cộng 3 tỉ USD từ 336.000 cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn và chính phủ nước ngoài. Số tiền tài trợ này được rót vào hoạt động tranh cử hoặc từ thiện, nhân đạo.

Phần lớn số tiền tài trợ này, khoảng 2 tỉ USD, được chuyển vào quỹ hoạt động của tổ chức Clinton Foundation, còn lại khoảng 1 tỉ USD chi cho các hoạt động chính trị và chi phí pháp lý. Một phần trong số tiền này cũng được vợ chồng Clinton trích ra hỗ trợ cho Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và các “siêu ủy ban hành động chính trị” (PAC).

Ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton trong một chuyến vận động cử tri năm 2016.
Ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton trong một chuyến vận động cử tri năm 2016.

Hoạt động gây quỹ của vợ chồng Clinton được đánh giá vô tiền khoáng hậu, không ai có thể sánh bằng. Ngay cả gia đình Bush danh giá, từ năm 1988 đến 2015, 3 thế hệ hoạt động chính trị - từ ông George H.W. Bush cho đến George W. Bush và mới đây nhất là Jeb Bush - cũng chỉ huy động được tổng cộng 2,4 tỉ USD.

Danh sách những nhà tài trợ lớn của nhà Clinton khá dài, bao gồm những nhân vật nổi tiếng như Steven Spielberg, George Soros... Nhà tài trợ cá nhân lớn nhất cho nhà Clinton là Haim Saban và vợ là Cheryl. Cặp vợ chồng này đã tài trợ 39 lần với số tiền 2,4 triệu USD cho các cuộc tranh cử của nhà Clinton từ năm 1992, và 10 triệu USD cho tổ chức Clinton Foundation.

Vợ chồng Clinton có những kỹ thuật thu hút các nhà tài trợ lớn và giữ được họ bằng phương pháp “cạnh tranh lành mạnh” - lôi kéo các nhóm quyền lực đối trọng nhau để họ cạnh tranh nhau cùng tài trợ. Nước cờ táo bạo của nhà Clinton là xâm nhập mạnh vào Wall Street, thu được hàng chục triệu USD từ các cá nhân quản lý, nhân viên các công ty tài chính, có những người tài trợ đến hàng triệu USD.

Tuy nhiên, việc tạo mối quan hệ với các nhà tài trợ ở Wall Street đi ngược lại chủ trương cánh tả khiến cho quan hệ của vợ chồng Clinton với lực lượng cánh tả trở nên căng thẳng. Với việc kết thân với giới nhà giàu Wall Street, bà Hillary Clinton đã đi ngược lại các nỗ lực trước đây của mình là đại diện cho giới trung lưu và chống lại ảnh hưởng của các nhà tài trợ lớn.

Kỹ thuật thu hút các nhóm cạnh tranh nêu trên bắt nguồn từ những ngày đầu vận động tranh cử của nhà Clinton. Sau cuộc đua vào quốc hội bất thành của ông Bill Clinton năm 1974, vợ chồng Clinton chuyển sang các mối quan tâm về tài chính, kết thân với các lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp ở bang Arkansas. Đó là cách vận động mà họ áp dụng xuyên suốt sự nghiệp chính trị của mình.

Họ lôi kéo các nhóm đối nghịch nhau cùng tài trợ như: các lãnh đạo công đoàn và lãnh đạo doanh nghiệp, luật sư và các công ty công nghệ lớn, các nhà tài phiệt công nghiệp và các nhà hoạt động tự do. Và họ cũng nhanh chóng nắm bắt những nguồn tài trợ mới: những kiều dân Cuba ở Florida, các cộng đồng người gốc Hoa ở New York và các nhân vật giàu có khắp thế giới.

Họ sử dụng những hình thức gây quỹ mới, tìm nhiều cách để bơm tiền tài trợ của doanh nghiệp vào chính trị thông qua các tổ chức phi lợi nhuận ở Arkansas và các tài khoản của đảng Dân chủ. Ông Bill Clinton dùng uy tín và trí thông minh của mình để “bắt lấy” người ủng hộ, còn bà Hillary thì vận dụng sự quan tâm cá nhân để thu hút, như gửi thư viết tay (không đánh máy) để chúc mừng trong những dịp như đính hôn, sinh em bé... hoặc gửi tặng sách thơ để an ủi, chia buồn những người vừa mất người thân. Những cử chỉ nhỏ ấy đã giúp bà Hillary giành được sự ủng hộ suốt đời của họ.

Bà Hillary Clinton sau khi được bầu làm Thượng nghị sĩ.
Bà Hillary Clinton sau khi được bầu làm Thượng nghị sĩ.

Hơn hết, vợ chồng Clinton rất giỏi trong việc lợi dụng quyền lực và danh tiếng của mình làm đòn bẩy. Theo lời khuyên của Terry McAuliffe, một chuyên gia tài chính của đảng Dân chủ và hiện là Thống đốc bang Virginia, nhà Clinton gia tăng các cuộc gặp riêng tư với các nhà tài trợ lớn. Khi đương chức, Tổng thống Bill Clinton từng tổ chức các cuộc hội họp thâu đêm với giới doanh nghiệp lớn ở Phòng Lincoln.

Còn sau khi rời khỏi Nhà Trắng, ông Clinton tiếp tục tổ chức các cuộc hội họp khắp toàn cầu để gây quỹ cho tổ chức Clinton Foundation của ông. Và năm nay, những người ủng hộ nhà Clinton đã hăng hái tổ chức các cuộc hội họp tại nhà riêng để họ có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với bà Hillary, đồng thời giúp bà gây quỹ. Và nguồn lực tài trợ đã trở thành thứ vũ khí lợi hại của vợ chồng Clinton trong các cuộc đua, khiến các đối thủ bị lép vế, chùn bước.

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, “vũ khí nguồn lực” đó đã phát huy sức mạnh, khiến ngay cả Phó Tổng thống Joe Biden cũng e ngại, không dám ra đối đầu với bà Hillary. Và đối thủ chính của bà trong cuộc đua sơ bộ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã phải chấp nhận thất bại toàn diện, vừa thua về lá phiếu cử tri, vừa thua cả số tiền gây quỹ - ít hơn bà đến 35 triệu USD.

Khi bước vào cuộc đua lần thứ hai vào Nhà Trắng, bà Hillary Clinton gây quỹ trong một môi trường rất khác so với lần trước (thất bại trước ông Barack Obama). Kể từ chiến dịch tranh cử năm 2008, Tòa án Tối cao đã có phán quyết tạo sự dễ dàng hơn cho các cá nhân giàu có, các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn sử dụng khoản tiền lớn vào hoạt động chính trị. Và bà Hillary áp dụng ngay các kỹ thuật mới để gây quỹ.

Tháng 9-2015, ban vận động của bà đã thành lập một ủy ban gây quỹ liên kết với Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và 32 ủy ban cấp tiểu bang có thể nhận tiền quyên góp lên đến 356.000 mỗi năm từ một cá nhân. Và bà Hillary là ứng cử viên đầu tiên áp dụng chiến thuật gây quỹ này.

Bánh ít đi, bánh quy lại

Sau khi được đảng Dân chủ chính thức đề cử làm ứng cử viên tổng thống, bà Hillary Clinton đang có cơ hội lập một kỷ lục mới: đó là huy động số tiền 1 tỉ USD, bằng số tiền mà cả hai vợ chồng huy động trong hàng chục năm trước đây.

Để đạt được số tiền này, bà Hillary phải dựa vào sự hỗ trợ của những người tài trợ lâu năm của nhà Clinton. Đó là những người sẵn sàng móc hầu bao chi ra những khoản tiền lớn, lên đến hàng chục triệu USD mỗi người. Ngoài những người này, bà Clinton còn nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ những người mới lần đầu đóng góp tài chính cho bà, nhưng họ lại là những người đóng góp nhiều nhất.

Vợ chồng Clinton khi còn làm Thống đốc bang Arkansas.
Vợ chồng Clinton khi còn làm Thống đốc bang Arkansas.

Trong số những nhà tài trợ lớn cho nhà Clinton phải kể đến Sam M. Walton, ông chủ chuỗi siêu thị Wal-Mart. Tháng 11-1991, Walton đã gửi một bức thư kêu gọi tất cả giám đốc siêu thị trong chuỗi của mình quyên góp tiền ủng hộ Thống đốc bang Arkansas tranh cử tổng thống.

Walton vốn là một người theo đảng Cộng hòa, có quan điểm bảo thủ và chống công đoàn. Trong khi Bill Clinton lại tranh cử trên cơ sở ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức công đoàn, công nhân, nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ của Walton mặc dù ông này tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho đối thủ của Clinton bên đảng Cộng hòa.

Mối quan hệ giữa vợ chồng Clinton với Walton là một minh chứng cho việc họ đã giành được sự ủng hộ của giới doanh nghiệp ở bang Arkansas như thế nào, và điều đó khiến cho những người ủng hộ họ trong các tổ chức công đoàn bất bình.

Walton lần đầu biết đến bà Hillary vào năm 1983, khi bà được ông Clinton bổ nhiệm làm chủ tịch một ủy ban tiêu chuẩn giáo dục bang Arkansas. Ủy ban của bà đã đưa ra một loạt đề xuất cải cách lớn, trong đó có việc bắt buộc giáo viên phải qua kiểm tra sát hạch năng lực, và điều này đụng chạm quyền lợi giáo viên, khiến giới công đoàn ngành giáo dục bất mãn.

Nhưng ngược lại, giới lãnh đạo doanh nghiệp ở bang Arkansas thì hoan nghênh sáng kiến này, vì họ hy vọng việc chấn hưng hệ thống trường học sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Walton dẫn đầu một nhóm lãnh đạo doanh nghiệp ở Arkansas - gọi là “Good Suits Club” - giúp bà Hillary triển khai chương trình này.

Bà Clinton và nhóm chủ doanh nghiệp đã sử dụng một chiến thuật chính trị mới thời đó để xây dựng sự ủng hộ cho sáng kiến của mình, đó là tài trợ cho hai tổ chức phi lợi nhuận để các tổ chức này thay mặt họ tuyên truyền về sự cần thiết phải làm một cuộc cải cách trong hệ thống giáo dục. Việc đó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tổ chức công đoàn ngành giáo dục.

Tháng 11-1983, một lãnh đạo Hiệp hội Giáo dục Arkansas tên là Peggy Nabors đã gửi một lá thư cho giáo viên toàn bang cáo buộc sáng kiến của bà Hillary “đã gây tổn hại vô cùng cho nghề dạy học”. Thế là bà Hillary gặp phải sự phản đối dữ dội của giới giáo viên khi bà đi khắp bang để giới thiệu chương trình cải cách của mình.

Tuy vậy, rốt cuộc sáng kiến cải cách của bà cũng được chấp nhận. Kết quả là, tiền được đổ nhiều hơn vào hệ thống trường học công lập, dẫn đến toàn hệ thống giáo dục bang Arkansas được cải thiện rõ rệt. Kết quả này khiến ông Nabors từ chỗ chống đối quyết liệt quay sang ủng hộ hết mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 của ông Bill Clinton.

Ngày nay, hai tổ chức công đoàn lớn của ngành giáo dục quốc gia là một trong số những tổ chức ủng hộ nhà Clinton mạnh nhất. Hiệp hội Giáo dục quốc gia (NEA) đóng góp 1,3 triệu USD và Liên đoàn Giáo viên Mỹ (AFT) đóng góp 756.000 USD. Tháng 7-2015, AFT là tổ chức công đoàn đầu tiên lên tiếng ủng hộ bà Hillary Clinton.

Vào thời điểm vợ chồng Clinton rời khỏi bang Arkansas để đến Washington, họ đã xây dựng được những mối quan hệ vững chắc với cơ cấu quyền lực của bang. Bà Hillary lúc đó là luật sư của Công ty luật Rose, một đại diện tiêu biểu cho các tổ chức quyền lực ở Little Rock. Bà kết thân với những nhà tài phiệt bang Arkansas khi đó là những nhà tài trợ lớn đầu tiên cho ông Clinton. Thời điểm đó, họ là những người đã viết những tấm chi phiếu 1.000 USD cho ông Clinton.

Ngoài ra, vợ chồng Clinton còn xây dựng nhiều mối quan hệ rộng khắp trong các giới, từ ông chủ một nhà hàng nhỏ cho đến diễn viên điện ảnh ở Hollywood. Matt Gorman, một nhân viên tài chính của đảng Dân chủ, kể rằng các quan hệ của vợ chồng Clinton nhiều không sao kể hết.

Số danh thiếp mà ông Clinton nhận được từ các mối quan hệ đó được lưu giữ trong một thùng các-tông lớn, được phân chia thành 50 túi nhỏ hơn, mỗi túi là một bang ngoài bang Arkansas. Khi trao danh thiếp cho ông Clinton, những người đó thường nói một câu: “Hãy gọi cho tôi nếu ông ra tranh cử tổng thống nhé”.

Những mối quan hệ tài trợ chính trị luôn đi kèm lợi ích, theo kiểu “có qua, có lại”, và điều đó nhiều khi cũng gây ra điều tiếng, thậm chí bê bối chính trị. Trong năm cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Clinton đã ký một loạt quyết định ân xá “hoàng hôn nhiệm kỳ”, trong đó báo chí Mỹ làm ầm ĩ đối với quyết định ân xá nhà tài phiệt lưu vong Marc Rich.

Báo chí khi đó đã điều tra được rằng, trước đó vợ của Marc Rich, bà Denise, đã mang đến tài trợ cho Thư viện Tổng thống Clinton ở Little Rock số tiền 450.000 USD. Mặc dù quyết định ân xá vẫn không thay đổi, nhưng vụ việc đã làm cho ông Clinton gặp rắc rối một thời gian.

Theo An Châu (tổng hợp)

An ninh thế giới

Tag :nhà Clinton, nhà tài trợ lớn, vận động tranh cử, công ty tài chính, cạnh tranh lành mạnh, giới nhà giàu

Tổng thống Putin đề cử trợ lý thân tín làm Chủ tịch Hạ viện Nga

Tổng thống Vladimir Putin (trái) và Phó Chánh văn phòng Vyacheslav Volodin (Ảnh: Sputnik)
Tổng thống Vladimir Putin (trái) và Phó Chánh văn phòng Vyacheslav Volodin (Ảnh: Sputnik)

Phát biểu tại cuộc gặp với lãnh đạo các đảng sau cuộc bầu cử Duma Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng ông và Thủ tướng Dmitry Medvedev, Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất, có ý định tiến cử Phó Chánh văn phòng Tổng thống Vyacheslav Volodin vào vị trí Chủ tịch Duma Quốc gia. Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nghị sĩ.

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng ông Volodin có đủ kinh nghiệm cần thiết để nắm giữ chức vụ Chủ tịch Duma Quốc gia. “Theo tôi, ông Volodin hiểu những công việc mà quốc hội cần làm. Ông ấy là nghị sĩ trong thời gian dài. Ông ấy cũng từng làm việc trực tiếp với các nghị sĩ cũng như lãnh đạo của các đảng khi còn giữ chức vụ tại văn phòng tổng thống”, ông Putin nói.

Ông Volodin, 52 tuổi, giữ chức Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga từ tháng 12/2011. Trước đó, ông từng là nghị sĩ Quốc hội Nga từ năm 1999 đến năm 2010. Trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia khóa VII, ông Volodin nằm trong danh sách đảng nước Nga thống nhất.

Nếu được bổ nhiệm, ông Volodin sẽ thay thế ông Sergey Naryshkin, người mới được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng tình báo nước ngoài của Nga. Phiên họp đầu tiên của Duma Quốc gia Nga sau bầu cử dự kiến diễn ra từ ngày 5-7/10 tới.

Thành Đạt

Theo RT

Tag :Tổng thống Putin, Nga, Duma Quốc gia Nga, Phó Chánh văn phòng Tổng thống, nghị sĩ, bầu cử

Thành phố Mỹ chìm trong bạo loạn sau vụ cảnh sát bắn chết người da đen

Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt vụ cảnh sát bắn chết người da đen, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Phi, kéo theo biểu tình bạo lưc. Theo thống kê của Washington Post, kể từ đầu năm đến ngày 22/9, tại Mỹ đã có hơn 706 người bị cảnh sát bắn chết, trong đó có 173 người Mỹ gốc Phi.

Australia nghi tàu cứu hộ Trung Quốc do thám quân sự

Tàu Dong Hai Jiu 101 tham gia tìm kiếm MH370 (Ảnh: The Australian)
Tàu Dong Hai Jiu 101 tham gia tìm kiếm MH370 (Ảnh: The Australian)

Theo trang tin News.com.au của Australia, con tàu trong diện nghi vấn là Dong Hai Jiu 101, một tàu tìm kiếm cứu hộ của Trung Quốc được đóng từ năm 2012 và bắt đầu tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 từ tháng 2 năm nay.

Khi chiến dịch tìm kiếm máy bay gặp nạn bắt đầu, Bộ trưởng Giao thông Liên bang Australia Darren Chester đã gửi lời cảm ơn tới chính phủ Trung Quốc vì đã đưa tàu Dong Hai Jiu 101 cùng tham gia chiến dịch.

Tuy nhiên, một số chuyên gia an ninh Australia nhận định rằng nhiều khả năng Dong Hai Jiu 101 là tàu do thám của Trung Quốc và Bắc Kinh đang lợi dụng việc tìm kiếm MH370 để thu thập thông tin tình báo giá trị về các hoạt động của hải quân Australia cũng như các nước đồng minh, theo The Australian.

“Theo kinh nghiệm tình báo của mình, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên nếu một tàu như Dong Hai Jiu 101 lại không được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo”, cựu sĩ quan quân đội Australia Clive Williams nhận định.

Giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Australia Peter Jennings cho biết mặc dù Dong Hai Jiu 101 không được thiết kế để phục vụ cho mục đích thu thập thông tin tình báo nhưng tàu này có thể ghi chép lại hoạt động ra vào của các tàu chiến, tàu ngầm tại vùng biển Australia “một cách định kỳ”. Trong khi đó, chuyên gia Greg Barton từ Đại học Deakin cho rằng việc tàu Dong Hai Jiu 101 tiến hành các hoạt động do thám là “chuyện đương nhiên” và đây cũng là cơ hội để tàu Trung Quốc tích lũy thêm năng lực tình báo bằng tín hiệu như khả năng nắm bắt tín hiệu từ một khoảng cách bất kỳ, hoặc khả năng đặt các thiết bị nghe lén dưới nước để phát hiện sự di chuyển của tàu ngầm.

Trang tin The Week cho hay, trong khoảng thời gian 7 tháng hoạt động ở khu vực ngoài khơi Australia để dò tìm máy bay mất tích, tàu Dong Hai Jiu 101 chỉ tích cực tìm kiếm trong khoảng 17-30 ngày. Điều này làm dấy lên suy đoán về việc Dong Hai Jiu thực chất là một tàu do thám của Bắc Kinh.

Australia là nước dẫn đầu trong chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích cùng Malaysia và Trung Quốc. Máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3/2014 trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, mang theo 239 người, chủ yếu mang quốc tịch Trung Quốc. Sau gần 2 năm, các cơ quan chức năng hiện vẫn chưa tìm thấy manh mối đáng kể về chiếc máy bay này.

Thành Đạt

Tổng hợp

Tag :tàu, Trung Quốc, Australia, do thám, tìm kiếm cứu hộ, MH370, máy bay

Triều Tiên tổ chức triển lãm hàng không lần đầu tiên trong lịch sử

Triển lãm này bao gồm các màn bay biểu diễn của nhiều phi cơ quân sự, dân sự và trực thăng, cũng như binh lính nhảy dù.

Đây là lần đầu tiên một triển lãm hàng không được tổ chức ở Triều Tiên

Xuất hiện trong triển lãm này chủ yếu là các máy bay mà Triều Tiên đã mua từ Nga như máy bay chở khách Ilyushin, Antonov và Tupolev hay các chiến đấu cơ MiG và Sukhoi. Phi công Triều Tiên sẽ thể hiện khả năng điều khiển máy bay nhào lộn, trong khi khán giả đến xem sẽ có cơ hội được ngồi trên máy bay của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo và nhảy dù cùng những hướng dẫn viên.

Triều Tiên cũng tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, múa võ, lễ hội bia bên lề triển lãm hàng không này. Các công ty lữ hành còn hứa sẽ tổ chức bắn pháo hoa ở duyên hải biển Nhật Bản.

Các sự kiện chính diễn ra ở sân bay Kalma, tại Wonsan. Đây là sân bay lớn thứ 2 Triều Tiên và mới được tu sửa từ hồi tháng 7-2014 để có sức phục vụ 2.000 du khách mỗi ngày. Các đường phố tại Wonsan cũng đã được trang trí với cờ và hoa nhằm chào đón du khách tới sự kiện này.

Theo Đặng Vũ/Tass

An ninh thủ đô

Tag :triển lãm hàng không, triều tiên, lần đầu tiên, chiến đấu cơ, lễ hội bia, bắn pháo hoa

Bên trong triển lãm hàng không đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên

Triển lãm hàng không đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên

Cuộc triển lãm hàng không đầu tiên của Triều Tiên diễn ra tại sân bay quốc tế Kalma ở thành phố cảng Wosan trong 2 ngày 24 và 25/9. Các máy bay quân sự và dân sự sẽ trình diễn các tiết mục bay phối hợp và biểu diễn. (Ảnh: Yahoo)
Cuộc triển lãm hàng không đầu tiên của Triều Tiên diễn ra tại sân bay quốc tế Kalma ở thành phố cảng Wosan trong 2 ngày 24 và 25/9. Các máy bay quân sự và dân sự sẽ trình diễn các tiết mục bay phối hợp và biểu diễn. (Ảnh: Yahoo)
Các máy bay tham gia triển lãm lần này của Triều Tiên chủ yếu trang bị từ thời Liên Xô và mua của Nga, gồm Ilyushin, Antonov và Tupolev hay các chiến đấu cơ MiG và Sukhoi. Ngoài ra, máy bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo cũng tham gia vào cuộc triển lãm đặc biệt này. (Ảnh: AFP)
Các máy bay tham gia triển lãm lần này của Triều Tiên chủ yếu trang bị từ thời Liên Xô và mua của Nga, gồm Ilyushin, Antonov và Tupolev hay các chiến đấu cơ MiG và Sukhoi. Ngoài ra, máy bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo cũng tham gia vào cuộc triển lãm đặc biệt này. (Ảnh: AFP)
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-25 tham gia biểu diễn tại triển lãm (Ảnh: AFP)
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-25 tham gia biểu diễn tại triển lãm (Ảnh: AFP)
Các khán giả đến xem triển lãm đi qua đầu máy bay Topulev TU-154 tại sân bay quốc tế Kalma (Ảnh: AFP)
Các khán giả đến xem triển lãm đi qua đầu máy bay Topulev TU-154 tại sân bay quốc tế Kalma (Ảnh: AFP)
Phi công Triều Tiên tham gia triển lãm hàng không tại sân bay Kalma (Ảnh: AP)
Phi công Triều Tiên tham gia triển lãm hàng không tại sân bay Kalma (Ảnh: AP)
Trực thăng Hughes MD-500 trong một tiết mục biểu diễn bay phối hợp (Ảnh: NDTV)
Trực thăng Hughes MD-500 trong một tiết mục biểu diễn bay phối hợp (Ảnh: NDTV)
Đông đảo phóng viên, nhà báo quốc tế và người dân Triều Tiên tới theo dõi cuộc triển lãm lần đầu tiên diễn ra tại nước này (Ảnh: Yahoo)
Đông đảo phóng viên, nhà báo quốc tế và người dân Triều Tiên tới theo dõi cuộc triển lãm lần đầu tiên diễn ra tại nước này (Ảnh: Yahoo)
Cuộc triển lãm bao gồm cả các màn biểu diễn nhảy dù, xổ số từ thiện và các sự kiện văn hóa như thể thao truyền thống, lễ hội bia và bắn pháo hoa. (Ảnh: AP)
Cuộc triển lãm bao gồm cả các màn biểu diễn nhảy dù, xổ số từ thiện và các sự kiện văn hóa như thể thao truyền thống, lễ hội bia và bắn pháo hoa. (Ảnh: AP)
Cuộc triển lãm lần này được cho là nhằm thu hút thêm khách du lịch đến với Triều Tiên. Du lịch đang trở thành lĩnh vực được chính phủ Triều Tiên chú trọng vì đây sẽ là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. (Ảnh: AFP)
Cuộc triển lãm lần này được cho là nhằm thu hút thêm khách du lịch đến với Triều Tiên. Du lịch đang trở thành lĩnh vực được chính phủ Triều Tiên chú trọng vì đây sẽ là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. (Ảnh: AFP)
Cuộc triển lãm diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5, cũng là vụ thử lớn nhất từ trước đến nay của nước này hôm 9/9. (Ảnh: AFP)
Cuộc triển lãm diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5, cũng là vụ thử lớn nhất từ trước đến nay của nước này hôm 9/9. (Ảnh: AFP)

Thành Đạt

Video: RT

Tag :Triều Tiên, hàng không, triển lãm, máy bay, quân sự, dân sự

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Xạ thủ tiêu diệt 4 phần tử IS bằng một phát đạn ở khoảng cách 1,5km

(Ảnh minh họa: Getty)

(Ảnh minh họa: Getty)

Sự việc diễn ra hồi đầu tháng này tại một ngôi làng nhỏ gần thị trấn Raqqa, miền bắc Syria, Dailymail dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Từ vị trí quan sát cách 1,5km, xạ thủ SAS đã dùngkhẩu súng trường bán tự động Barrett Light cỡ nòng 50 bắn vào một xe chở dầu khiến chiếc xe phát nổ như một quả cầu lửa. Vụ nổ khiến phiến quân cầm đầu vụ hành quyết cùng với 3 phiến quân khác thiệt mạng. Ngay sau vụ nổ, các con tin đã được lực lượng đặc nhiệm Anh và Mỹ giải thoát.

Được biết, lực lượng đặc nhiệm của Anh và Mỹ đã nhằm vào các mục tiêu quan trọng của IS khoảng vài tuần trước khi một điệp vụ CIA nằm vùng ở Syria tiết lộ cho họ nơi phiến quân thực hiện các vụ hành quyết.

Các phiến quân IS trên nằm trong danh sách tiêu diệt của lực lượng đặc nhiệm Anh và Pháp từ nhiều tháng trước. Và đến đầu tháng này, khi chúng chuẩn bị hành quyết 12 dân thường, gồm 8 nam và 4 nữ bị nghi làm gián điệp, ở một ngôi làng gần Raqqa, các đặc nhiệm SAS đã nhanh chóng di chuyển đến vị trí quan sát và ngắm bắn thích hợp, cách mục tiêu khoảng 1,5m.

Vụ giải cứu con tin của xạ thủ SAS này diễn ra chỉ vài tháng sau khi một xạ thủ khác cũng thuộc lực lượng SAS bắn hạ 2 kẻ đánh bom xe liều chết của IS bằng một phát đạn ở khoảng cách 1km khi chúng đang tiến về Tripoli của Libya.

Minh Phương

Theo Dailymail

Tag :xạ thủ, đặc nhiệm, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, phát đạn duy nhất, 1, 5km

Nhật Bản giảm giá bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ

Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản (Ảnh: airliners.net)

Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản (Ảnh: airliners.net)

Báo The Times of India ngày 11/9 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hợp đồng mua bán máy bay tìm kiếm cứu hộ US-2 mà hai nước đang đàm phán có trị lên tới 1,6 tỷ USD và Tokyo sẽ xem xét giảm giá “hết cỡ” cho New Delhi.

Nếu thành công, thỏa thuận này sẽ trở thành một sự kiện quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ. Điều này cũng sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc về sự hợp tác ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh giữa Tokyo và New Delhi.

“Chúng tôi cho rằng việc thỏa thuận này được ký kết sẽ có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Hiện vấn đề giá cả đang tiếp tục được tham vấn và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi không làm điều này vì lợi ích kinh tế mà vì mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Vì vậy chúng ta có thể xem xét giảm đến mức thấp nhất có thể”, một quan chức Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Nhật Bản hi vọng tiến trình đàm phán sẽ đạt được những bước tiến nhất định khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Tokyo vào cuối năm nay. Với khả năng cất cánh nhanh, các máy bay US-2 sẽ giúp tăng cường năng lực của hải quân Ấn Độ ở quần đảo Andaman Nicobar.

Nhật Minh

Theo TOI

Tag :thủy phi cơ, US-2, Nhật bản, Ấn Độ

Chiến sự diễn ra ác liệt trước thời điểm ngừng bắn ở Syria

Theo kế hoạch, hôm nay (12/9), lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria theo thỏa thuận đã đạt được ngày 10/9 giữa Mỹ và Nga, sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Lực lượng cứu hộ cứu một người đàn ông trong đống đổ nát ở Idlib. (Ảnh: AFP)
Lực lượng cứu hộ cứu một người đàn ông trong đống đổ nát ở Idlib. (Ảnh: AFP)

Tuy nhiên, theo nghi nhận của các nguồn tin, chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt trước thời điểm thực thi thỏa thuận, làm dấy lên không ít lo ngại về nguy cơ lệnh ngừng bắn mới sẽ lại tiếp tục bị vi phạm, thậm chí bị phá vỡ như rất nhiều lệnh ngừng bắn đã được công bố trước đó.

Tại khu vực ngoại ô thủ đô Damascus, giao tranh ác liệt đã diễn ra giữa quân Chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy với sự tham gia của nhiều loại hỏa lực mạnh như máy bay chiến đấu, pháo hạng nặng và xe tăng. Ít nhất 5 người được xác nhận đã thiệt mạng và hơn 10 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh này.

Giao tranh giữa quân đội Syria và phe đổi dậy cũng được ghi nhận tái phát dữ dội tại một loạt địa phương khác như Homs, Latakia, Aleppo, Idlib và Hamah. Trong đó, phe nổi dậy cáo buộc quân đội Syria và không quân Nga đã tiến hành không kích nhằm vào cả các vị trí dân cư khiến ít nhất 13 người chết và hàng chục người khác bị thương. Tuy nhiên, cáo buộc này chưa được bất kỳ nguồn tin độc lập nào xác nhận.

Giới quan sát lo ngại cho rằng, việc các bên tiếp tục đẩy mạnh giao tranh trước thềm lệnh ngừng bắn phát huy hiệu lực, đang một lần nữa đe dọa phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đang được dư luận quốc tế mong chờ./.

Theo Bá Thi/VOV-Cairo

Tag :lệnh ngừng bắn, quân đội Syria, giao tranh ác liệt, thủ đô Damascus, lực lượng nổi dậy, pháo hạng nặng

Mỹ - Ấn tập trận ngay sát biên giới Trung Quốc

Cuộc tập trận Yudh Abhyas-2013. (Ảnh: USArmy)

Cuộc tập trận Yudh Abhyas-2013. (Ảnh: USArmy)

Thông báo chính thức cho biết, dưới sự điều phối của Bộ Tư lệnh Trung tâm, cuộc tập trận trên là một trong những hoạt động huấn luyện quân sự chung kéo dài và là một sự kiện hợp tác quốc phòng song phương lớn giữa Mỹ và Ấn Độ.

Đây sẽ là cuộc tập trận Yudh Abhyas lần thứ 12 được quân đội hai nước tổ chức. Cuộc tập trận năm nay sẽ lấy bối cảnh giả định hai nước hợp tác chống phiến quân và chống chủ nghĩa khủng bố ở địa hình rừng núi.

Cuộc tập trận có sự tham gia của 225 binh sĩ Mỹ và số lượng tương tự từ sư đoàn Congo của quân đội Ấn Độ. Thông báo cho biết thêm mục đích khác của cuộc tập trận là hỗ trợ các binh sĩ tham gia làm quen với hệ thống tổ chức, vũ khí, thiết bị và chiến thuật của mỗi bên.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Sunday Guardian, Trung tướng Balwant Singh Negi cho biết: "Cuộc tập trận Yudh Abhyas-2016 là một bước tiến mạnh mẽ của hai nền dân chủ để huấn luyện và học tập kinh nghiệm chiến đấu của nhau".

Cùng ngày, thông báo của Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ cho biết: "Cuộc tập trận Yudh Abhyas-2016 là cơ hội tốt để các lực lượng Mỹ và Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm về chiến thuật, kỹ thuật, thủ tục và khả năng tác chiến. Cuộc tập trận này cũng là cơ hội để mở rộng quan hệ quân sự Mỹ - Ấn và tăng cường khả năng phối hợp. Phía Mỹ trân trọng sự hiếu khách và hỗ trợ hậu cần của quân đội Ấn Độ trong quá trình tổ chức cuộc tập trận năm nay".

Yudh Abhyas-2016 là cuộc tập trận đầu tiên được tổ chức sau khi Ấn Độ và Mỹ ký kết Thỏa thuận chia sẻ hậu cần quốc phòng (LEMOA). Với thoả thuận mới, hai bên sẽ được phép sử dụng các căn cứ hải, lục, không quân của nhau để tiếp nhiên liệu và sửa chữa trang thiết bị quân sự trong các cuộc diễn tập quân sự, các sứ mệnh nhân đạo hoặc cứu trợ thảm họa./.

Ngọc Anh

Tổng hợp

Tag :biên giới Trung Quốc, tập trận chung, Mỹ, Ấn Độ

Nữ hoàng Anh 90 tuổi vẫn lái xe đưa cháu dâu đi chơi

Nữ hoàng Anh (trái) đích thân cầm lái chở Công nương Kate và cận vệ ngồi sau (Ảnh: DM)
Nữ hoàng Anh (trái) đích thân cầm lái chở Công nương Kate và cận vệ ngồi sau (Ảnh: DM)

Theo Telegraph, những bức ảnh được công bố hôm 11/9 cho thấy Nữ hoàng Elizabeth II, trong bộ trang phục giản dị, đích thân cầm lái đưa Công nương Kate - cháu dâu của Nữ hoàng, tới thưởng thức bữa ăn trưa dã ngoại với Hoàng tử William trên những ngọn đồi gần lâu đài Balmoral ở Scotland.

Nữ hoàng Anh đã lái chiếc Range Rover màu đen, chở Công nương Kate và một cận vệ của hoàng gia ngồi sau. Một trong số các bức ảnh cho thấy Công nương Kate cười tươi vui vẻ trong khi ngồi trong xe và trò chuyện cùng Nữ hoàng. Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng Nữ hoàng vẫn tỏ ra rất nhanh nhẹn, minh mẫn và dẻo dai.

Nữ hoàng Anh đã lái chiếc Range Rover màu đen ở Scotland (Ảnh: DM)
Nữ hoàng Anh đã lái chiếc Range Rover màu đen ở Scotland (Ảnh: DM)

Trước đó, vợ chồng Hoàng tử William, Công nương Kate và hai con - Hoàng tử George và Công chúa Charlotte - đã tới khu nghỉ dưỡng Royal Deeside vào hôm 8/9. Cả gia đình đã cùng ở trong dinh thự Birkhall của Thái tử Charles trong những ngày qua.

Kỳ nghỉ của gia đình Hoàng gia sẽ kết thúc vào cuối tuần này. Sau đó, gia đình Hoàng tử William sẽ có chuyến thăm chính thức tới từ ngày 24/9 đến ngày 1/10.

Thành Đạt

Theo Telegraph

Tag :nữ hoàng Anh Elizabeth, lái xe, Khu nghỉ dưỡng, Công nương Kate, Hoàng tử William, Royal Deeside

Ngư dân hồ Ilmen mời Tổng thống và Thủ tướng Nga món súp cá

(Nguồn: Sputnik)
(Nguồn: Sputnik)

Hai nhà lãnh đạo đã đến tỉnh Novgorod vào hôm thứ Bảy vừa qua.

Trong chuyến đi thuyền trên hồ Ilmen, họ gặp những ngư dân đang nhóm lửa nấu súp cá và được mời cùng nếm thử mẻ cá mới đánh.

Bầu không khí thân mật không ngăn cản các ngư dân Novgorod đặt những câu hỏi mà họ quan tâm: việc đăng ký tàu, chống đánh bắt trộm, hỗ trợ ngư nghiệp và phát triển khoa học.

Các lãnh đạo Nga hàng đầu đã hứa sẽ ưu tiên hỗ trợ ngư dân đánh cá theo phương pháp dùng thuyền buồm có từ lâu đời và giải quyết vấn đề dọn lòng sông ở tỉnh Novgorod.

Ngư dân Novgorod đã mời Tổng thống và Thủ tướng quay lại thăm và hứa sẽ nấu nồi súp cá ngon hơn nữa./.

Theo (Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/ngu-dan-ho-ilmen-moi-tong-thong-va-thu-tuong-nga-mon-sup-ca/405439.vnp

Tag :tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev, tỉnh Novgorod, súp cá, ngư dân hồ Ilmen, thuyền buồm

Tàu sân bay Mỹ tham gia tập trận thị uy Triều Tiên

Tàu USS Ronald Reagan. (Ảnh: US Navy)
Tàu USS Ronald Reagan. (Ảnh: US Navy)

Theo nguồn tin trên, quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết: "Tàu USS Ronald Reagan sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân hỗn hợp giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc tại vùng biển phía tây và vùng biển phía nam của Hàn Quốc".

Cuộc tập trận sẽ chú trọng vào khả năng phối hợp của hải quân hai nước trong các cuộc tấn công giả định chung nhằm vào những cơ sở quân sự trọng yếu của Triều Tiên, cũng như nhắm vào những nhân vật quan trọng của Bình Nhưỡng.

Tàu USS Ronald Reagan được miêu tả là căn cứ không quân di động trên biển nhờ khả năng mang tới 80 máy bay chiến đấu và các loại máy bay khác, cũng như thuỷ thủ đoàn lên tới 5.400 người. USS Ronald Reagan được cho là một phần trong hệ thống vũ khí đánh chặn mạnh mẽ mà Mỹ luôn duy trì trước những mối đe doạ từ Triều Tiên.

Các tàu khác sẽ hộ tống tàu USS Ronald Reagan gồm tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG-54), USS John S. McCain (DDG-56), USS Fitzgerald (DDG-62), USS Stethem (DDG-63) và USS Barry (DDG-52).

Theo đánh giá, quyết định triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Hàn Quốc tập trận được coi là lời cảnh báo mà Mỹ muốn gửi tới Triều Tiên, quốc gia vừa tiến hành thử hạt nhân lần thứ 5 hồi tuần trước. Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai nhiều loại khí tài chiến lược khác tới Hàn Quốc, như máy bay tàng hình có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-2, nhằm đối phó với các mối đe doạ từ Triều Tiên.

Ngọc Anh

Theo Yonhap

Tag :tàu sân bay, Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, thị uy, hạt nhân

Thỏa thuận ngừng bắn Syria: Phiến quân bị bỏ rơi?

Vào tối thứ sáu ngày 9/9/2016, sau hơn 14 tiếng đồng hồ đàm phán căng thẳng tại Geneva, cuối cùng 2 ngoại trưởng Nga, ông Sergey Lavrov và ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã thỏa thuận ký một hiệp định ngừng bắn tại Syria.

Sau gần 14 tiếng đồng hồ căng thẳng, vất vả của 2 ngoại trưởng Nga và Mỹ tại Geneva.
Sau gần 14 tiếng đồng hồ căng thẳng, vất vả của 2 ngoại trưởng Nga và Mỹ tại Geneva.

Có thể nói, hiệp định ngừng bắn tại Syria đánh dấu một sự thay đổi lớn của Washington về giải pháp cuối cùng cho Syria, bởi lẽ, trước đó tại G-20 ở Hàng Châu –Trung Quốc, trong lần gặp Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Obama đã thẳng thừng bác bỏ.

Lý do thứ nhất là do Putin đã chơi theo kiểu “tay trên” (highhandedly) coi như Mỹ đã không còn là người chơi chính trên chiến trường Syria nữa.

Lý do đơn giản thứ hai là những thỏa thuận này phù hợp với chính sách và lập trường của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump thay vì bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

Cả hai lý do đó khiến Obama bác bỏ là đương nhiên. Mà chúng ta cũng cần biết, ông Trump đề xuất vài tháng trước, rằng Mỹ nên để cho Putin kết thúc cuộc chiến ở Syria, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Nga sẽ có thể làm tốt hơn…

Tuy nhiên, lợi ích quốc gia là trên hết, cuộc đàm phán tại Geneva lần này kéo dài gần 13 tiếng đồng hồ, trong đó, ngoại trưởng Mỹ nhiều lần phải ngắt quãng vì cần thảo luận với với các đồng nghiệp ở Washington và chờ đợi quyết định từ Washington trước khi đặt bút ký hiệp định.

Điều đó chứng tỏ các thỏa thuận Nga là chủ động hơn khi mà ông Sergey Lavrov không cần phải chờ quyết định từ Moscow.

Thỏa thuận ngừng bắn được chính phủ Syria “chấp thuận hoàn toàn” và sẽ được thực hiện vào ngày 12/9, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ của người Hồi giáo Eid al-Adha. Phe đối lập (phe được chính thức công nhận đàm phán tại Geneva) vẫn chưa nhận được nó.

Sau khi ngừng bắn 7 ngày, Nga và Mỹ sẽ thành lập một Trung tâm phối hợp thực hiện, trong đó quân đội và đại diện của tình báo hai nước sẽ "xử lý các vấn đề thực tế, tách những kẻ khủng bố và phe đối lập”.

Việc tấn công những kẻ khủng bố chỉ được thực hiện bởi các lực lượng không quân của Nga và Mỹ. Chúng tôi đã thỏa thuận về khu vực có các cuộc tấn công sẽ được thực hiện", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Thỏa thuận ngừng bắn chưa được công bố chính thức nhưng đã có một số tình tiết “mặc cả” của các bên đạt được (theo DEBKA file, ngày 10/9) có tác động rất mạnh đến kết quả của thỏa thuận đáng chú ý như sau:

Đó là thỏa thuận ngầm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại G-20 trong cuộc gặp bên lề của Putin và Erdogan. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hỗ trợ hoàn toàn cho toàn bộ phiến quân được Mỹ và Saudi Arabia … đang chiến đấu chống lại quân đội Assad tại phía Bắc Aleppo. (Lưu ý đám phiến quân này Mỹ coi là “ôn hòa” sẽ bị “cắt đứt động mạch chủ” nếu không có viện trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ). Tất nhiên quân đội Syria sẽ giành được Aleppo về tay mình.

Đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ có được một “vùng an toàn” phía Bắc Syria rộng chừng 4000km vuông bao gồm các thị trấn của Syria Jarablus, Manjib, Azaz và Al-Bab do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. (Mặc cả này cũng giống như Mỹ buộc YPG phải rút toàn bộ lực lượng về phía Đông sông Euphrates).

Có thể nguồn tin về thỏa thuận bí mật trên là không chính xác, tuy nhiên, xét tình thế Syria sau thỏa thuận thì khá phù hợp.

Thật vậy, về lực lượng thì chủ yếu có 3 lực lượng chính có thể tham gia vào đàm phán cho một giải pháp chính trị. Đó là lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, lực lượng YPG do Mỹ hậu thuẫn và lực lượng chính phủ. Còn lực lượng khủng bố thánh chiến là đối tượng tác chiến của 3 lực lượng kia.

Nếu như không nhầm thì công việc chia tách, phân loại thành phần lực lượng tại Syria là điểm khó dung hòa nhất của Nga-Mỹ trước khi đi đến thỏa thuận ngừng bắn. Thế nhưng tại sao Mỹ phải chấp nhận, có lẽ vì yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc Mỹ phải bỏ rơi một số không khả dụng.

Khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt tay thay đổi cách chơi thì muốn hay không Mỹ buộc phải lựa chọn. Với Mỹ bây giờ, không phải chọn cách chơi mà chọn cái nào tốn kém ít nhất nhưng có lợi nhất. Quá tham, bất chấp lợi ích người khác thì mất đàn em, mất đồng minh.

Hy vọng Syria sẽ có hòa bình, có một cuộc tổng tuyển cử mà các lực lượng đối lập thân Mỹ có YPG, thân Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ được nhân dân Syria lựa chọn qua lá phiếu của mình. Đó là kịch bản hay nhất, có hậu nhất cho nhân dân Syria.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Tag :Syria, ngừng bắn, đàm phán Geneva, phe đối lập, Thổ Nhĩ Kỳ, YPG

Vấn đề sức khỏe có thể cản đường vào Nhà Trắng của bà Clinton

Bà Clinton bị viêm phổi, ngất xỉu trong lễ tưởng niệm 11/9

Bà Hillary Clinton tại Đài tưởng niệm quốc gia sáng 11/9. (Ảnh: AFP)

Bà Hillary Clinton tại Đài tưởng niệm quốc gia sáng 11/9. (Ảnh: AFP)

Theo AFP, tại một sự kiện tưởng niệm tại khu tưởng niệm 11/9 Ground Zero ở Manhattan, bà Clinton dường như không thể đứng vững, các trợ lý buộc phải đưa bà ra xe, bỏ dở sự kiện. Một video đăng tải trên mạng Twitter sau đó cho thấy, bà Clinton không thể đứng vững trong lúc chờ được dìu lên xe để rời lễ tưởng niệm. Bà dường như ngất xỉu khi chuẩn bị bước lên xe.

Video này có thể sẽ trở thành công cụ để phe đối lập chứng minh cho chiến dịch kéo dài nhiều tháng qua của họ nhằm tạo ra sóng dư luận hoài nghi về sức khỏe của bà Clinton. Lường trước được kịch bản này, đại diện chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã ra thông báo nói rằng, bà Clinton cảm thấy không được khỏe vì “ngột ngạt” nên đã rời đến căn hộ của con gái và hiện giờ bà đã cảm thấy khá hơn”. Bà Clinton sau đó cũng xuất hiện ở trước căn hộ của cô con gái Chelsea, tươi cười và khẳng định đã trở lại hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, dù muốn hay không thì sự cố loạng choạng vì “ngột ngạt” của bà Clinton cũng xảy ra vào thời điểm bất lợi cho chiến dịch tranh cử của bà, nhất là khi gần đây vấn đề sức khỏe của bà đã trở thành một trong những chủ đề được bàn tán xôn xao, đối thủ ở đảng Cộng hòa Donald Trump thậm chí thách thức bà công khai hồ sơ y tế.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng, bà Clinton có thể từ lâu đã tìm cách che giấu bệnh tình nghiêm trọng. Bà Clinton vẫn có một lý lịch hoàn hảo về sức khỏe mặc dù cuối năm 2012, đầu năm 2013 bà từng ngất xỉu và sau đó phát hiện có khối máu tụ ở đầu buộc phải phẫu thuật.

Bà Clinton ho không dứt khi vận động tranh cử

Đầu tuần trước, trong một buổi vận động tranh cử ở Cleveland, bang Ohio, bà Clinton tiếp tục gây đồn đoán khi ho không dứt giữa lúc phát biểu. Mặc dù ho không hẳn là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó và bản thân bà Clinton khẳng định đó là do dị ứng, nhưng nó cũng không giúp bà dập tắt những nghi vấn ở thời điểm nước rút của cuộc tranh cử. Hơn nữa, 2 sự cố sức khỏe xảy ra trong vòng 1 tuần với 1 ứng viên đã ở tuổi 68 khiến những bàn tán về vấn đề sức khỏe của bà không còn là chuyện tám của những người theo thuyết âm mưu.

Nếu như trước đó, bà Clinton và đại diện chiến dịch tranh cử của bà có thể bác bỏ những nghi vấn về sức khỏe, nhưng với sự cố hôm qua thì dường như không thể. Bởi lẽ nó xảy ra không chỉ vào thời điểm nhiều đồn đoán về sức khỏe của bà mà còn ngay ở lễ tưởng niệm 11/9, nơi có rất nhiều máy quay và phóng viên xung quanh.

Các trợ lý của bà có thể nói rằng đây chỉ là một sự cố đơn lẻ nên chẳng nói lên được điều gì, giống như việc đảng Dân chủ đã viện dẫn trên Twitter câu chuyện của cựu Tổng thống George W. Bush ngất xỉu năm 2002. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ trong suốt 90 phút kể từ khi choáng và khuỵu xuống, buộc phải bỏ dở lễ tưởng niệm, bà Clinton không cho phép phóng viên nào đi theo.

Bà xuất hiện sau đó và nói rằng đã hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể đúng, tuy nhiên khi mà chỉ còn 58 ngày nữa cử tri Mỹ sẽ lựa chọn ra một vị tổng tư lệnh mới của đất nước mà bà Clinton là một trong những ứng viên sáng giá nhất, thì việc dựa vào những tuyên bố một phía từ chiến dịch tranh cử của bà là chưa đủ, nói cách khác, cử tri Mỹ có lý do để hoài nghi về sức khỏe của bà. Và có lẽ cũng đến lúc bà và cả đối thủ ở đảng Cộng hòa Donald Trump nên công khai hồ sơ y tế.

Kết quả thăm dò dư luận cho thấy, gần đây, đối thủ Donald Trump đang thu hẹp dần khoảng cách với bà Clinton về tỷ lệ ủng hộ của cử tri. Kết quả khảo sát mới nhất của CNN cho thấy, bà Clinton chỉ dẫn trước tỷ phú Trump 2%, trong khi theo khảo sát của hãng tin ABC News, tỷ lệ này là 5%.

Minh Phương

Theo Washington Post, ABC

Tag :vấn đề sức khỏe, ứng viên Tổng thống, thuyết âm mưu, chiến dịch tranh cử, ngất xỉu, Hillary Clinton

Thổ Nhĩ Kỳ chấp hành thỏa thuận ngừng bắn Syria?

Hôm 9/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ và Nga đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại Syria với nỗ lực giảm thiểu bạo lực và sẽ được tiến hành vào ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha, tức 12/9.

Theo ông Kerry, các bên đã nhất trí ngừng các cuộc không kích tại những khu vực được xác định. 7 ngày sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Mỹ và Nga sẽ thành lập một lực lượng thực thi ngừng bắn chung để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm Mặt trận al-Nusra.

Đồ họa ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Đồ họa ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Thỏa thuận ngừng bắn được Thổ Nhĩ Kỳ - một bên tham chiến trên chiến trường Syria đồng thuận.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/9 hoan nghênh thỏa thuận của Nga - Mỹ về lệnh ngừng bắn ở Syria. Trong một tuyên bố, Bộ trên cho rằng việc ngừng giao tranh và cho phép viện trợ nhân đạo đến những nơi có nhu cầu trong ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha là cần thiết.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị cung cấp viện trợ nhân đạo tới thành phố Aleppo ở miền Bắc Syria", tuyên bố có đoạn.

Xe ủi đất của Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang biên giới Syria ở Tal Abyad.
Xe ủi đất của Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang biên giới Syria ở Tal Abyad.

Tuy nhiên, ngay sau đó 1 hôm, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục tay súng thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Bắc Syria.

Theo Reuters, ngày 11/9, kênh truyền hình CNN tiếng Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các cuộc oanh kích của nước này hôm 10/9 đã tiêu diệt 20 tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Bắc Syria.

Theo CNN, các vụ oanh kích đã nhằm vào 3 tòa nhà và các phương tiện đi lại của IS quanh thị trấn Tel el-Hawa.

Cùng ngày, thông điệp của người đứng đầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ rằng chiến dịch Lá chắn sông Euphrates chắc chắn sẽ được tiếp tục.

Sau đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đang đẩy mạnh hoạt động ở biên giới để phá hoại chiến dịch quân sự của Thổ ở Syria.

Trong thông điệp kỷ niệm ngày lễ của người Hồi giáo Eid al Adha, Tổng thống Erdogan cho biết, Đảng Công nhân người Kurd đang tăng cường hoạt động tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7 vừa qua tại quốc gia này. Những cuộc tấn công nhằm mục tiêu hủy hoại các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Ông Erdogan cũng nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiệm vụ tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và ngăn chặn, không cho lực lượng này thực hiện cuộc tấn công bên trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vi phạm lệnh ngừng bắn?

Có lẽ đây cũng sẽ là lời mở đầu cho lý do truyền thông quốc tế thấy Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm lệnh ngừng bắn?

Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà báo người Anh Vanessa Beeley cho rằng chẳng có gì đảm bảo rằng các nhóm cực đoan - được Mỹ, các quốc gia Vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn - sẽ tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 12/9 này.

Bà coi đây là "những chướng ngại vật chính" khi xét đến việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn trên.

Viện dẫn 2 ngôi làng ở tỉnh Idlib là Kafarya và Foua - bị bao vây từ tháng 3/2015 - làm ví dụ điển hình, bà nói: "Chưa từng có sự tôn trọng lệnh ngừng bắn ở đó. Đạn pháo vẫn tiếp tục nã vào nhà dân và thường vẫn bị truyền thông phương Tây phớt lờ."

Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, một mặt có thể mở ra triển vọng xử lý IS, nhưng mặt khác sẽ khiến giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria trở nên phức tạp.

Có thể nhìn thấy rõ cán cân lợi ích giữa Nga - Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Nga - Mỹ đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.
Nga - Mỹ đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.

Stanislav Tarasov, người đứng đầu trung tâm phân tích Middle East-Caucasus đánh giá rằng, đối với Mỹ, sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ chính là cách để nước này sửa đổi chính sách tại Syria. Mỹ đã phụ thuộc vào lực lượng người Kurd ở Syria và giờ đây, Ankara có thể trở thành đồng minh chính trong cuộc chiến.

Còn với Nga, Moscow có lẽ đã "ngấm ngầm ủy quyền cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chiến dịch quân sự tại biên giới Syria", ông nói.

"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cản trở kế hoạch của Nga nếu tham gia giải phóng Raqqa. Mục đích chính của Nga là đánh bại lực lượng khủng bố IS. Và việc giải phóng thành phố này có lợi đối với Moscow", ông Mikhail Alexandrov, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Moskva nhận định.

Theo trang phân tích Svobodnaya Pressa của Nga, không phải vô cớ mà Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tham gia cùng Mỹ.

"Hoàn toàn hợp lý khi cho rằng: Với việc hỗ trợ chiến dịch giải phóng Raqqa, Erdogan sẽ đòi Washington giải quyết vấn đề người Kurd. Bảo vệ quyền tự trị của người Kurd là vấn đề sống còn đối với Ankara", trích một bài báo trên Svobodnaya Pressa.

Các nhà phân tích cho rằng, Ankara có thể sẽ không làm tổn hại tới vị trí của Nga và Mỹ trong khu vực nhưng sẽ có nguy cơ kéo nước này lún sâu vào một cuộc xung đột chính trị nghiêm trọng.

"Raqqa là một trung tâm chủ chốt của IS. (Tổng thống Mỹ) Obama muốn chúng tôi hợp tác tại Raqqa. Tôi đã nói với ông ấy rằng về phía chúng tôi thì chẳng có vấn đề gì. Những gì chúng tôi có thể làm tại đó sẽ được xác định rõ ràng sau các cuộc trao đổi", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết.

Ông nói thêm rằng Ankara phải thể hiện sự hiện diện của mình trong khu vực và sẽ không chọn cách quay lưng lại với Syria, cũng như chiến dịch chống khủng bố.

Rõ ràng, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chiến dịch Lá chắn sông Euphrates tại miền Bắc Syria vào 24/8, cán cân sức mạnh ở Syria đã thay đổi toàn diện. Ankara trở thành một nhân tố chủ chốt trong chiến dịch chống IS trên bộ.

Video: Máy bay Syria không kích phiến quân ở quận Ramouseh, thành phố Aleppo:

Theo Đông Phong (tổng hợp)

Đất Việt

Tag :Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận ngừng bắn, Nga - Mỹ, chiến trường Syria, phiến quân, lá chắn sông Euphrates

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Kỳ lạ dòng sông đột ngột chuyển màu đỏ như máu ở Nga

Nước sông Daldykan có màu đỏ như máu (Ảnh: RT)
Nước sông Daldykan có màu đỏ như máu (Ảnh: RT)

Theo RT, nhiều người dân sống ở khu vực gần con sông Daldykan đã chia sẻ những hình ảnh về dòng sông có màu đỏ kỳ lạ trên các trang mạng xã hội và đặt ra nghi vấn về hiện tượng này.

Tuy nhiên, các nhà chức trách Nga hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao nước sông Daldykan lại mất màu tự nhiên và chuyển sang màu đỏ như vậy. Trong khi đó, theo nhiều người dân địa phương, tác nhân nhuộm đỏ dòng sông này chính là nguồn nước xả thải từ nhà máy Norilsk Nickel, một trong những nơi sản xuất nickel và palladium lớn nhất thế giới. Trên thực tế, con sông này nằm gần một số nhà máy luyện kim có công suất hoạt động lớn ở Nga.

Dòng sông Daldykan nhìn từ trên cao (Ảnh: RT)
Dòng sông Daldykan nhìn từ trên cao (Ảnh: RT)

Bộ Tài nguyên và Môi trường Tự nhiên Nga ngày 7/9 cho biết, cơ quan này đã nhận được báo cáo về mức độ ô nhiễm của dòng sông Daldykan cũng như sự xuất hiện của các chất hóa học chưa được xác định trên dòng sông này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra các khiếu nại về sự liên quan của nhà máy Norilsk Nickel tới hiện tượng chuyển màu nước sông. Tuy nhiên, phía nhà máy đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định màu nước của dòng sông hiện vẫn là màu nước tự nhiên, chứ không có gì khác thường.

Người dân địa phương cho biết đây không phải lần đầu tiên nước sông Daldykan chuyển màu và yêu cầu các cơ quan chức năng sớm đưa ra câu trả lời thỏa đáng để giải tỏa lo ngại.

Thành Đạt

Theo RT

Tag :Nga, dòng sông, đỏ, Siberia, xả thải, nhà máy

Tổng thống Philippines Duterte bỏ họp ở Lào vì đau đầu

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Getty)

Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Duterte, Martin Andanar, cho biết sáng nay 8/9, ông Duterte đã bỏ cuộc họp giữa lãnh đạo ASEAN với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và một cuộc họp giữa giới chức ASEAN với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Lý do được đưa ra là ông Duterte bị đau đầu, điều mà sẽ khiến ông Duterte không thể tập trung cho cuộc họp.

Ông Andanar cho biết, ông Duterte bị chứng đau nửa đầu, hiện tượng này xuất hiện khi ông mệt mỏi. Người phát ngôn này cho biết thêm, cuối tuần vừa qua, thay vì nghỉ ngơi, ông Duterte lại bận bịu với việc thăm hỏi gia đình các nạn nhân sau vụ đánh bom nhằm vào một chợ đêm ở thành phố Davao khiến 14 người chết.

Ông Jesus Dureza, cố vấn của Tổng thống Duterte cũng xác nhận thông tin và cho biết: “Tổng thống cảm thấy không được khỏe vào buổi sáng nên ông ấy đã bỏ 2 cuộc họp. Tuy nhiên, ngài vẫn có thể dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á với 18 lãnh đạo thế giới và chương trình nghị sự còn lại trong ngày cho đến khi bay sang Indonesia vào tối nay”, ông Dureza nói.

Mặc dù đến muộn, nhưng ông Duterte đã không bỏ lỡ hội nghị Đông Á - hội nghị nhóm họp giữa 10 lãnh đạo ASEAN và 8 nguyên thủ quốc gia khác. Tại hội nghị này, ông đã lên tiếng bảo vệ chiến dịch chống tội phạm ma túy mà ông đang triển khai và hối thúc lãnh đạo Đông Á và Mỹ hỗ trợ chiến dịch truy quét tội phạm này thay vì "giáo điều" về vấn đề nhân quyền.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào kết thúc sau 3 ngày họp đồng nghĩa với việc Tổng thống Philippines Duterte cũng đã kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 6 năm nay. Trong chuyến công du này, ông đã bỏ lỡ cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi bị hủy họp vì dùng những lời khiếm nhã để nói về người đồng cấp Mỹ.

Minh Phương

Theo GMA

Tag :Philippines, tổng thống, Duterte, bỏ họp, đau đầu

Tổng thống Obama: Donald Trump không đủ năng lực để lãnh đạo nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Thewrap)
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Thewrap)

Phát biểu tại Lào khi vừa kết thúc hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với các quốc gia châu Á, Tổng thống Barack Obama nói rằng sự yếu kém về năng lực lãnh đạo của ông Donald Trump thể hiện rõ mỗi khi ông lên tiếng và các cử tri Mỹ có thể dễ dàng nhận ra điều đó.

“Tôi không nghĩ rằng ông ấy (Donald Trump) đủ năng lực để trở thành tổng thống của nước Mỹ, và cứ mỗi khi ông ấy phát biểu, nhận định đó càng trở nên đúng đắn hơn”, ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo.

“Điều quan trọng nhất đối với công chúng và báo chí đó là chỉ việc lắng nghe những gì ông ấy nói, sau đó đặt câu hỏi về những ý tưởng hoặc gây tranh cãi, hoặc thiếu hiểu biết hoặc hoàn toàn lập dị do ông ấy đưa ra”, ông Obama nói thêm.

Trước đó, trong một diễn đàn được phát trên sóng truyền hình hôm 7/9, tỷ phú Donald Trump không ngần ngại dành những lời có cánh cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời nói rằng nhà lãnh đạo Nga vượt trội hơn Tổng thống Obama. Ngoài ra, ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Obama trong những năm tại nhiệm.

Về phần mình, Tổng thống Obama tin rằng di sản chính sách đối ngoại mà ông để lại cho nước Mỹ là một trong những thành tựu trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông, đặc biệt là chính sách “tái cân bằng”, xoay trục về châu Á. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng các nhà lãnh đạo châu Á có thể sẽ cảm thấy bị rối trí bởi những lời bình luận của Donald Trump và ông tin vào sự lựa chọn của người Mỹ trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới.

Thành Đạt

Theo CNA

Tag :Donald Trump, Barack Obama, Mỹ, tổng thống, lãnh đạo, bầu cử, Lào

Nhật Bản chặn đứng vụ "huyết chiến" của xã hội đen

Ngày 2-9, tờ Asahi Shimbun cho biết, NPA quyết định mở chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm phá kế hoạch "chơi khô máu" giữa 2 đối thủ yakuza là Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi. Tình trạng đối đầu giữa Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi trở nên nghiêm trọng từ mấy tháng trước.

Hơn 3 tháng trước (31-5), cảnh sát tỉnh Okayama cho biết, Tadashi Takagi, 55 tuổi, thuộc nhánh Ikeda-gumi của Kobe Yamaguchi-gumi được phát hiện chết sau khi bị bắn 3 phát vào ngực và bụng. Một thành viên khác của Kobe Yamaguchi-gumi là Tatsuo Saiki cũng bị bắn chết và mọi nghi ngờ đều dồn về Yamaguchi-gumi. Cảnh sát không tìm thấy súng ở hiện trường và coi vụ việc có liên quan đến một cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra giữa Yamaguchi-gumi với Kobe Yamaguchi-gumi.

Hơn 5 tháng trước, ông Taro Kono, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, cơ quan giám sát NPA từng thừa nhận tại một cuộc họp báo rằng, không thể phủ nhận nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh băng đảng. Bởi sau khi tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi "tan đàn xẻ nghé" - hàng nghìn thành viên tách ra để thành lập Kobe Yamaguchi-gumi, nhiều tờ báo Nhật Bản đã dự đoán về một "cuộc tắm máu" sắp diễn ra.

Ông trùm Kenichi Shinoda (giữa) của băng Yamaguchi-gumi.
Ông trùm Kenichi Shinoda (giữa) của băng Yamaguchi-gumi.

Nhiều người còn cho rằng, cuộc chiến của 2 băng nhóm này sẽ cuốn theo các băng nhóm yakuza khác. Và để ngăn chặn "thảm cảnh" này, ông Taro Kono đã ra lệnh cho cảnh sát trấn áp các băng nhóm để chúng không gây rắc rối cho người dân. Người đứng đầu NPA Masayoshi Sakaguchi cho biết, họ quyết ngăn chặn 2 băng nhóm này huyết chiến bằng cách thắt chặt kiểm soát và áp dụng triệt để luật chống tội phạm có tổ chức.

Theo tờ The Daily Beast, ngày 5-3, một văn phòng của Kobe Yamaguchi-gumi ở tỉnh Ibaraki bị người của Yamaguchi-gumi bắn 5 phát súng. Cùng ngày, một văn phòng của Yamaguchi-gumi ở tỉnh Mie bị xe tải tấn công, còn xe hơi của một thành viên cấp cao thuộc Kobe Yamaguchi-gumi bị phá ở thành phố Kobe thuộc tỉnh Hyogo.

Gần 1 năm trước (10-9-2015), cảnh sát thành phố Kobe từng được đặt trong tình trạng báo động cao nhất bởi NPA nhận được tin về một cuộc họp khẩn của Kumicho (bố già) đời thứ 6 là Shinoku Tsukasa, để bàn cách siết chặt kỷ cương và đối phó với Kobe Yamaguchi-gumi. Kobe Yamaguchi-gumi được Kunio Inoue, người bị trục xuất khỏi Yamaguchi-gumi, thành lập hôm 27-8-2015. Khi đó, 11 nhóm phụ thuộc đã tách khỏi Yamaguchi-gumi để thành lập Kobe Yamaguchi-gumi.

Tuy mới thành lập hơn 1 năm, nhưng Kobe Yamaguchi-gumi đã có 22 thủ lĩnh, hoạt động tại 36 tỉnh và được xếp thứ 3 trong giới giang hồ với khoảng 2.800 thành viên (sau băng nhóm Sumiyoshi-kai với khoảng 3.200 thành viên). Tờ The Daily Beast cho rằng, ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản đang bị thao túng bởi các tổ chức tội phạm, và những cuộc truy bắt yakuza tuy đang diễn ra, nhưng tình hình không có gì thay đổi.

NPA đã chính thức đưa Kobe Yamaguchi-gumi vào danh sách tội phạm có tổ chức và lập một sở chỉ huy chuyên trách ứng phó. Theo tờ Asahi Shimbun, sở chỉ huy chuyên trách có 2 ban. Ban một chuyên ngăn chặn các vụ xung đột, còn ban hai đảm trách phần liên lạc và bảo vệ.

Tờ Asahi Shimbun cho biết, đại diện của Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi đã nhiều lần gặp nhau để thương đàm và phân chia "lãnh thổ", nhưng đều bất thành. NPA cho biết, hơn 1 năm trước (27-8-2015), sau khi Kobe Yamaguchi-gumi được thành lập đã có hàng chục vụ bạo lực bùng phát như ẩu đả, đấu súng, lao xe vào các tòa nhà, ném bom xăng...

Theo thống kê của NPA, từ ngày 1-9-2015 đến ngày 6-3-2016 đã xảy ra 49 vụ tấn công liên quan tới Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi ở 22/47 tỉnh của đất nước "mặt trời mọc". Trong đó, Yamaguchi-gumi là mục tiêu của 21 vụ, còn Kobe Yamaguchi-gumi bị tấn công 19 lần. Số còn lại là những vụ có liên quan tới thành viên của 2 băng nhóm này.

Theo giới truyền thông, cảnh sát Nhật Bản luôn được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi Yamaguchi-gumi "tan đàn xẻ nghé". Cảnh sát thừa nhận, cuộc tranh giành quyết liệt giữa Yamaguchi-gumi và Kobe Yamaguchi-gumi đang diễn ra trên hầu khắp đất nước Nhật Bản, kể cả tại thủ đô Tokyo và đây là bài toán khó đối với NPA. Bởi Yamaguchi-gumi là băng đảng lớn nhất trong số 22 tổ chức yakuza đăng ký với NPA.

Tạp chí Fortune từng coi Yamaguchi-gumi là tổ chức tội phạm có doanh thu 80 tỉ USD trong năm 2014. Yamaguchi-gumi kiếm hàng tỷ USD mỗi năm từ ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, bất động sản, chứng khoán... Yamaguchi-gumi từng được coi là tổ chức tội phạm giàu nhất thế giới - thành lập năm 1915, và ông Harukichi Yamaguchi không thể ngờ tổ chức mang tên mình lại có mặt ở 44/47 tỉnh, thành, kể cả thủ đô Tokyo. Yamaguchi-gumi hiện vẫn là tổ chức tội phạm lớn nhất tại Nhật Bản với khoảng 6.000 thành viên, với 56 thủ lĩnh hoạt động ở 44 tỉnh, thành.

Theo Tuệ Sỹ

Cảnh sát toàn cầu

Tag :báo Nhật Bản, băng nhóm tội phạm, Xã hội đen, Yamaguchi-gumi, yakuza, cảnh sát Okayama