Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Quân đội Philippines không kích nhầm, 11 binh sĩ thiệt mạng

Quân đội Philippines không kích phiến quân chiếm đóng thành phố miền nam

(Ảnh minh họa: Getty)

(Ảnh minh họa: Getty)

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, sự việc xảy ra khi hai máy bay Marchetti S-211của Không quân nước này thả bom xuống mục tiêu ở trung tâm thành phố Marawi. Máy bay đầu tiên đánh trúng mục tiêu của phiến quân Maute trong khi máy bay thứ hai đánh trượt mục tiêu.

Mục tiêu không kích là nơi mà quân đội Philippines tin rằng Isnilon Hapilon, một trong những thủ lĩnh khét tiếng của Abu Sayyaf, đã được công nhận là lãnh đạo của tất cả các nhóm có liên hệ với IS, đang ẩn náu.

Ông Lorenzana cho biết thêm, quân đội Philippines đã yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc và quân đội có thể sẽ tạm ngừng chiến dịch không kích ở Marawi với lý do hiện lực lượng phiến quân Maute tại đây còn rất mỏng sẽ không cố thủ được lâu.

Theo ông Restituto Padilla, phát ngôn viên quân đội Philippines, trước khi xảy ra tai nạn đáng tiếc này, máy bay từng thực hiện 3 lần không kích thành công.

Vụ việc ngày 31/5 đã nâng số binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở Marawi hơn 1 tuần qua lên 38 người. Các cuộc giao tranh nổ ra từ ngày 23/5 sau khi nhóm Maute, phiến quân thân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tấn công vào Marawi. Đến nay, ít nhất 19 dân thường thiệt mạng và 120 tay súng Maute bị tiêu diệt.

Phiến quân Maute khi tấn công Marawi hôm 23/5 đã chiếm đóng nhiều nhà cửa, trụ sở ở đây.

Phiến quân Maute khi tấn công Marawi hôm 23/5 đã chiếm đóng nhiều nhà cửa, trụ sở ở đây.

Chúng cũng đốt phá nhiều trường học, nhà tù và nhiều cơ sở khác ở Marawi.

Chúng cũng đốt phá nhiều trường học, nhà tù và nhiều cơ sở khác ở Marawi.

Chiến sự ở Marawi khiến hàng chục người dân Marawi phải sơ tán.

Chiến sự ở Marawi khiến hàng chục người dân Marawi phải sơ tán.

Quân đội Philippines đã điều nhiều binh sĩ, xe thiết giáp và trực thăng mang tên lửa tới Marawi.

Quân đội Philippines đã điều nhiều binh sĩ, xe thiết giáp và trực thăng mang tên lửa tới Marawi.

Chiến dịch không kích cũng được khởi động, song có thể phải hoãn lại sau vụ không kích nhầm hôm 31/5.

Chiến dịch không kích cũng được khởi động, song có thể phải hoãn lại sau vụ không kích nhầm hôm 31/5.

Mặc dù quân đội Philippines khẳng định đã kiểm soát được tình hình ở Marawi song chiến sự ở đây vẫn hết sức căng thẳng.

Mặc dù quân đội Philippines khẳng định đã kiểm soát được tình hình ở Marawi song chiến sự ở đây vẫn hết sức căng thẳng.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong tuần này đã quyết định rút lại lời kêu gọi đối thoại với phiến quân.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong tuần này đã quyết định rút lại lời kêu gọi đối thoại với phiến quân.

Sau khi điều động binh sĩ, trực thăng mang tên lửa và các xe thiết giáp tới Marawi, ngày 31/5, quân đội Philippines tiếp tục điều lực lượng lính thủy đánh bộ tới đây để tăng viện.

Sau khi điều động binh sĩ, trực thăng mang tên lửa và các xe thiết giáp tới Marawi, ngày 31/5, quân đội Philippines tiếp tục điều lực lượng lính thủy đánh bộ tới đây để tăng viện.

Minh Phương

Ảnh: Reuters

Tag :quân đội Philippines, không kích nhầm, IS, Marawi

Cuộc sống "vào sinh ra tử" của Đặc nhiệm Mỹ ở vùng chiến sự

Đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ
Đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ

Những giờ trước bình minh, các đặc công Tia chớp của Somalia lần lượt nhảy ra khỏi những chiếc trực thăng quân sự và âm thầm lẩn vào trong bóng tối về phía một khu nhà cũ kỹ, đổ nát bên trong khu đất nông nghiệp trồng toàn chuối.

Theo nguồn tin tình báo, Moalin Osman Abdi Badi, bị tình nghi là thủ lĩnh của tổ chức khủng bố al-Shabab khét tiếng đang ẩn náu trong khu nhà này. Al-Shabab liên quan đến các âm mưu chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Somalia.

Do đó, một đội đặc nhiệm Hải quân SEAL cũng tham gia vào chiến dịch đột kích cùng với đặc công Somalia với hy vọng sẽ gây bất ngờ cho các chiến binh khủng bố.

Tuy nhiên, lính canh đã nghe hoặc nhìn thấy họ và một cuộc giao tranh ác liệt nổ ra trong đêm tối.

Lầu Năm góc cho biết, các chiến binh khủng bố đã giết hại một đặc nhiệm SEAL và làm bị thương 2 người khác trong cuộc đột kích ngày 5.5 gần Barii, phía tây thủ đô Mogadishu. Kyle Milliken, 38 tuổi, Trưởng ban Hoạt động chiến tranh đặc biệt của SEAL đã thiệt mạng.

Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ ngày càng đối diện nhiều nguy hiểm, rủi ro khi thực hiện các sứ mệnh trên toàn cầu.

Cái chết của Milliken không chỉ phản ánh việc một quân nhân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong chiến sự ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này kể từ trận chiến năm 1993. Nó còn phản ánh rằng, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang hoạt động ở các vùng chiến sự trên khắp thế giới ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy hơn.

Đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama ngày càng kỳ vọng nhiều hơn và giao phó nhiều trọng trách chiến đấu hơn cho Bộ Tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt của Lầu Năm góc để săn lùng và tiêu diệt các phần tử cực đoan trên toàn cầu.

Sự nguy hiểm của các tổ chức khủng bố khét tiếng đặt ra nhiều nguy cơ cho các đặc nhiệm Mỹ ở những vùng chiến sự.

5 trong số 6 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng trong khi đang làm nhiệm vụ do bị kẻ thù giết hại trong năm nay thuộc các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ bao gồm: Hải quân SEAL; Lực lượng Mũ nồi xanh (Green Berets) hay còn được biết đến là lực lượng tác chiến đặc biệt thuộc Lục quân Mỹ và Trung đoàn biệt động quân 75 thuộc Lục quân Mỹ.

Hơn một nửa trong số 33 quân nhân Mỹ thiệt mạng kể từ năm 2015 cũng thuộc các lực lượng đặc nhiệm. Trong khi, xét về tỷ lệ thì các lực lượng đặc nhiệm Mỹ với quân số là 8.600 người chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 200.000 binh sĩ Mỹ được triển khai ở nước ngoài.

Cuộc sống "vào sinh ra tử" của các đặc nhiệm Mỹ trong các vùng xung đột trên toàn cầu ngày càng khắc nghiệt hơn cũng được chứng minh qua sự kiện xảy ra tuần trước, khi 3 đặc nhiệm SEAL bị thương trong một cuộc đột kích hang ổ của phiến quân ở Marib, phía Tây Yemen.

Cuộc đột kích thu giữ được các điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác của al-Qaeda ở bán đảo Ả-rập sau khi nguồn tin tình báo tiết lộ nhóm khủng bố này đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới nhắm vào các mục tiêu phương tây, bao gồm cả máy bay thương mại.

Cuộc đột kích là điển hình cho nhiệm vụ của đặc nhiệm Mỹ. Họ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) và các cơ quan gián điệp khác, nhằm thu thập các nguồn tin tình báo để tiến hành các chiến dịch truy lùng, bắt giữ hoặc tiêu diệt các thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan, những kẻ chế tạo bom, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Iraq, Taliban ở Afghanistan cũng như các phần tử thánh chiến liên quan đến al-Qaeda ở Somalia và Yemen...

Số lượng các cuộc đột kích mà các đặc nhiệm Mỹ đã tiến hành được giữ bí mật, song một vài vụ vẫn được cho là đã mắc sai lầm khủng khiếp.

Các quan chức Lầu Năm góc vẫn đang điều tra cái chết của 2 đặc nhiệm thuộc Trung đoàn biệt động quân 75 trong một vụ đột kích ở miền đông Afghanistan cuối tháng 4 vừa qua. Các quan chức nói rằng, họ có thể đã bị thiệt mạng vì trúng đạn lạc từ phía đồng đội trong một cuộc chiến kéo dài 3 giờ với IS.

Ngoài ra, Lầu Năm góc cũng đang điều tra vụ đột kích ban đêm ở Yemen vào cuối tháng 1 khiến đặc nhiệm SEAL William "Ryan" Owens thiệt mạng. Vụ đột kích bị nghi là đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.

Các máy bay Mỹ có nhiệm vụ ném bom các phần tử khủng bố bị cáo buộc giết nhầm hàng chục dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Một chiếc máy bay 70 triệu USD cũng bị phá hủy.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ bình luận cuộc đột kích là "một thất bại".

Tướng Raymond Thomas, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt cũng nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào tháng này rằng, lực lượng của ông đang bị kéo giãn, dàn mỏng, với các lần triển khai bị gián đoạn - một tình huống mà ông gọi là "không bền vững". Ngoài ra, Tướng Thomas cũng nhận định rằng, các lực lượng đặc nhiệm đang ngày càng được lệnh dấn sâu hơn vào chiến tuyến trong các nhiệm vụ chiến đấu".

"Chúng tôi không phải là thuốc chữa bách bệnh. Chúng tôi không phải là giải pháp cuối cùng cho mọi vấn đề", ông Thomas nhấn mạnh khi nói về việc triển khai quá mức các lực lượng đặc nhiệm tại những khu vực bị xem là hang ổ của khủng bố trên toàn cầu.

Scott Taylor, một cựu hải quân SEAL cũng cho rằng, việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm trong những năm gần đây là quá mức và đôi khi sai mục đích.

Theo Phương Đăng

Dân Việt

Tag :đặc nhiệm Mỹ, đặc nhiệm SEAL, hải quân Mỹ, vào sinh ra tử, vùng chiến sự, tổ chức khủng bố

Tàu sân bay Mỹ rời bán đảo Triều Tiên

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Yonhap dẫn thông tin từ Hải quân Hàn Quốc cho biết, sau khi rời bán đảo Triều Tiên, tàu USS Carl Vinson cùng với các tàu tác chiến sẽ quay trở về cảng tại San Diego (Mỹ) để bảo dưỡng và luân chuyển thủy thủ đoàn.

Như vậy, hiện tại Mỹ chỉ còn 2 nhóm tàu sân bay hoạt động ở khu vực gần bán đảo Triều Tiên gồm USS Nimitz và USS Ronald Reagan. Hiện chưa rõ hai tàu sân bay này có diễn tập chung với nhau hay không.

USS Carl Vinson được triển khai đến bán đảo Triều Tiên hồi cuối tháng 4 trong bối cảnh Triều Tiên được cho là chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc thử hạt nhân lần 6. Tuy nhiên, tàu này đã rút đi sau khi USS Ronald Reagan hoàn tất quá trình bảo dưỡng định kỳ và trở lại hoạt động.

Minh Phương

Tag :Bán đảo Triều Tiên, tàu sân bay, USS Carl Vinson

Hà Lan đóng cửa nhiều nhà tù vì vắng phạm nhân

(Ảnh minh họa: BBC)
(Ảnh minh họa: BBC)

Tờ Telegraaf dẫn các tài liệu nội bộ cho biết chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đóng cửa 5 nhà tù của nước này vào cuối mùa hè năm nay. Trước đó, vào năm 2013, Hà Lan cũng đã đóng cửa 19 nhà tù do tình trạng thiếu vắng phạm nhân trên cả nước.

Theo Telegraaf, việc đóng cửa các nhà tù có thể sẽ khiến gần 2.000 người mất việc làm. Trong số này, sẽ chỉ có khoảng 700 người được chuyển sang làm những công việc chưa được xác định trong hệ thống hành pháp của Hà Lan.

Xu hướng đóng cửa nhà tù bắt đầu diễn ra ở Hà Lan từ năm 2004 sau khi quốc gia châu Âu này chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về số lượng tội phạm. Thực trạng này dẫn đến việc số lượng nhà tù trống ngày càng tăng và vào tháng 9/2016, Hà Lan buộc phải “nhập khẩu” 240 tù nhân từ Na Uy để lấp đầy các nhà tù bị bỏ không.

Có nhiều lý do để giải thích cho việc số lượng phạm nhân tại Hà Lan luôn ở mức thấp, trong đó có sự nới lỏng về luật lệ cũng như chính sách tập trung vào việc cải tạo người phạm tội hơn là trừng phạt. Ngoài ra, sau khi ra tù, phạm nhân cũng được gắn hệ thống giám sát điện tử vào mắt cá chân để giúp cơ quan an ninh có thể dễ dàng giám sát trong khi vẫn tạo điều kiện để họ tham gia lực lượng lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố năm 2008 cho thấy hệ thống giám sát điện tử giúp giảm tỷ lệ tái phạm của người phạm tội xuống còn một nửa so với các biện pháp giám sát truyền thống. Bằng cách này, thay vì phải lãng phí thời gian và sức lực trong nhà tù, vốn tiêu tốn một lượng tiền không nhỏ của chính phủ, những người phạm tội giờ đây được trao cơ hội để làm việc và đóng góp công sức cho xã hội.

Những biện pháp này đã phát huy hiệu quả và đưa Hà Lan trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở châu Âu. Dân số Hà Lan khoảng 17 triệu người, còn số lượng tội phạm theo thống kê chỉ có 11.600 người, tương đương với 69 tù nhân/100.000 người dân. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 716 tù nhân/100.000 người dân và là mức cao nhất thế giới.

Thành Đạt

Theo Independent

Tag :Hà Lan, phạm nhân, nhà tù, đóng cửa nhà tù, tỷ lệ tội phạm

Quân đội Syria dùng bệ phóng tên lửa tân tiến của Nga tấn công IS

Theo nguồn tin, quân đội Syria sở hữu tổng cộng 36 bệ phóng tên lửa hạng nặng mang tên BM-27 Uragan (Tornado) của Nga, để dùng cho cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố như: tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Al-Nusra Front, đang hoành hành ở quốc gia Trung Đông này.

BM-27 Uragan (Tornado) được đánh giá là bệ phóng tên lửa hiện đại thứ hai thế giới, chỉ đứng sau một bệ phóng tên lửa khác của Nga là BM-30 Smerch.

Nhiệm vụ chính của các bệ phóng tên lửa Uragan là phá huỷ căn cứ của kẻ thù, bao gồm xe bọc thép và lực lượng mặt đất trong phạm vi 35km.

Ngoài ra, quân đội Syria cũng đã sử dụng xe tăng T-72 của Nga trong các trận chiến tiêu diệt các tay súng thánh chiến ở Đông Ghouta. Hoạt động này được mô tả giống như các trận đánh của quân đội Nga chống lại những người chiếm đóng Germen ở Stalingrad trong Thế chiến II. Đây cũng được xem là một trong những cuộc chiến lâu dài và quan trọng nhất trong Thế chiến II.

Trong khi đó, những hình ảnh được đăng tải trên các các mạng xã hội cho thấy, nhiều chỉ huy Nga đang tham gia vào các hoạt động chống khủng bố cùng với quân đội Syria.

Một số báo cáo cho biết, các chỉ huy Nga trước đây từng hoạt động ở Trung Á và Caucasus đã thành lập một tiểu đoàn chống khủng bố ở Syria, được gọi là Touran.

Theo Hoàng Nguyễn/Farsnews

An ninh thủ đô

Tag :quân đội Syria, bệ phóng tên lửa, Tornado, BM-27 Uragan, xe tăng T-72, xe bọc thép

Tên lửa siêu thanh mới của Nga có thể đánh bại mọi hệ thống phòng không

Đồ họa mô phỏng tên lửa siêu thanh Zircon của Nga (Đồ họa: EPA)

Đồ họa mô phỏng tên lửa siêu thanh Zircon của Nga (Đồ họa: EPA)

Một bài báo gần đây tiết lộ rằng tên lửa hành trình siêu thanh Zircon của Nga đã trải qua lần thử nghiệm thành công thứ 5. Vận tốc tối đa mà tên lửa đạt được là khoảng 6.115-7.400 km/h, nhanh hơn với tốc độ đạn bay của một khẩu súng bắn tỉa.

Với vận tốc kể trên, chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có thể nhanh được hơn Zircon, bao gồm cả những hệ thống dự kiến sẽ xuất hiện trong 2 thập niên tới. Sức mạnh nằm sau Zircon là công nghệ Scramjet giúp trộn nhiên liệu và không khí rồi đốt cháy với tốc độ siêu thanh.

Đây được coi là một đột phá trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí siêu thanh bởi công nghệ mà Nga sử dụng lần này đã khiến Zircon trở nên “bất bại” trước mọi hệ thống phòng không.

Các chuyên gia cho biết với việc sở hữu loại tên lửa ưu việt như Zircon, Nga sẽ gây nên nỗi ám ảnh với lực lượng hải quân và các tàu sân bay của đối phương. Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại chỉ có thể ngăn chặn tên lửa bay vận tốc tối đa 3.700km/h.

Bất cứ tàu sân bay hiện tại nào cũng sẽ trở nên “vô dụng” khi ngăn cản tên lửa hành trình Zircon. Phạm vi tấn công của tên lửa Zircon lên tới 800km, điều này có nghĩa là nếu tên lửa Zircon xuất hiện, tàu sân bay sẽ phải neo bên ngoài mục tiêu trong phạm vi 800km. Khoảng cách này khiến cho các tàu sân bay trở nên vô ích trong việc dừng đỗ, tiếp nhiên liệu cho trực thăng và máy bay chiến đấu, như nhiệm vụ vốn có của nó.

Theo các phương tiện truyền thông của Nga, tên lửa Zircon có thể sẽ được trang bị cho tàu tuần dương hạt nhân Pyotr Velikiy của Nga sớm nhất là vào năm 2018.

Đức Hoàng

Theo Dailymail

Tag :tên lửa siêu thanh, tên lửa Zircon, tên lửa Nga

Nga không kích tiêu diệt 80 tay súng IS ở Syria

Máy bay chiến đấu Nga tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria (Ảnh: Financial Times)
Máy bay chiến đấu Nga tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria (Ảnh: Financial Times)

RT dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào đêm 29/5, các đơn vị trinh sát của Nga đã phát hiện 3 đoàn xe chở người và vật dụng của các phiến quân IS đang tìm cách tháo chạy khỏi thành phố Raqqa của Syria để di chuyển tới khu vực Palmyra. Ngay lập tức, Không quân Nga đã tiến hành các cuộc không kích để tiêu diệt các đoàn xe này.

Tổng cộng, Không quân Nga đã tiêu diệt 80 tay súng, 36 xe ô tô, 8 xe chở nhiên liệu và 17 xe bán tải chở súng cối và súng máy cỡ nòng lớn của IS.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây không phải lần đầu tiên các phiến quân IS cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây tại Raqqa. Vào ngày 25/5, một đoàn xe của IS gồm 39 phương tiện và 120 phiến quân cũng đã bị phát hiện khi đang bỏ chạy khỏi Raqqa. Máy bay chiến đấu Nga sau đó đã được huy động và tiêu diệt toàn bộ số phiến quân cũng như xe quân sự trên.

Mới đây, Hải quân Nga ngày 31/5 đã phóng 4 tên lửa hành trình Kalibr từ phía đông Địa Trung Hải nhằm vào các xe tác chiến và phiến quân của IS ở ngoại ô Palmyra. Đợt tấn công được tiến hành khi các phiến quân IS tìm cách rút từ thành trì Raqqa tới Palmyra.

Thành Đạt

Theo RT

Tag :không kích, Nga, Syria, khủng bố, cuộc chiến Syria